Hãy bước ra khỏi phòng lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc cấp phép xây dựng nhà riêng lẻ tại TP.HCM đang rối vì 'khoảng lùi kiến trúc' lại một lần nữa khơi dậy vấn đề 'làm luật trong phòng lạnh' mà dư luận từng nhiều lần lên tiếng.
Đầu tiên, phải khẳng định quy định khoảng lùi trong xây dựng là quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo diện tích công cộng cho khu vực xung quanh liền kề và đảm bảo tính an toàn của ngôi nhà. Tuy nhiên, tùy vào thực tế, thực trạng, đặc thù của mỗi đô thị, các quy định này cần phải được thiết kế cho phù hợp. Còn “đùng một cái” mang khoảng lùi này áp dụng cho những khu phố, khu dân cư đã tồn tại hàng chục năm sẽ không đáp ứng được tính mục tiêu của khoảng lùi mà còn gây xáo trộn trong đời sống xã hội.
Chúng ta đều biết đặc thù của các đô thị hiện hữu như TP.HCM nói riêng và các đô thị lớn trên cả nước nói chung là nhà phố có diện tích nhỏ. Vì thế, người dân thường tận dụng xây dựng tối đa diện tích để có chỗ sinh hoạt. Thậm chí, ngay cả như vậy, đại đa số người dân đô thị vẫn đang phải sinh sống trong không gian chật chội, tù túng. Trong bối cảnh này mà mang khoảng lùi ra cắt trước gọt sau, khống chế chiều cao... thì đúng là tréo ngoe. Cứ hình dung cả dãy phố, cả khu vực dân cư có vài nhà xây dựng mới hay sửa chữa buộc phải thụt vô thì chẳng những không tạo ra diện tích công cộng, khó đáp ứng yêu cầu an toàn mà còn gây mất mỹ quan chung và thiệt thòi cho chủ hộ. Đó là lý do nhiều người có nhu cầu nhưng không dám xây, sửa nhà mà còn đi thắc mắc, khiếu kiện và chờ đợi... Tất nhiên, quy định này trong trường hợp áp dụng với khu đô thị, khu dân cư mới tạo lập thì hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Nếu cơ quan soạn thảo bám sát thực tiễn, tham khảo ý kiến người dân, phác thảo tính hiệu quả và hệ quả của khoảng lùi xây dựng vào bối cảnh hiện hữu thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Đáng nói là những quy định gọi nôm na là “đi ra từ phòng lạnh” như thế này vẫn tồn tại khá nhiều. Mới đây, thị trường bán lẻ cũng xôn xao vì “cửa hàng tiện lợi sẽ được bán chủ yếu theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân và đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500 m” của Bộ Công thương. Nhiều người đặt câu hỏi quy định thế này thì nếu lỡ phục vụ khách mua hàng ngoài phạm vi 500 m, cửa hàng có vi phạm pháp luật và bị xử phạt không? Hay mỗi khách vào mua, chủ cửa hàng không lẽ phải hỏi xem sinh sống ở đâu và đo tọa độ? Trước đó thì ôi thôi, hàng loạt các quy định trời ơi đất hỡi, nào thì ngực lép không được đi xe máy trên 50 cc; bán hàng rong, thức ăn đường phố phải đi khám sức khỏe, phải có đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu; phạt người đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng...
Không chỉ người dân, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều quy định bất khả thi, gây khó trong hoạt động kinh doanh, đầu tư. Đơn cử quy định kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước mà các doanh nghiệp ngành này kiến nghị suốt trong một thời gian dài. Đặc biệt là các quy định kiểm tra chuyên ngành vừa tốn kém, vừa mất thời gian và chồng chéo không cần thiết.
Thế nên điều quan trọng nhất với những người làm luật là hãy bước ra khỏi phòng lạnh, lắng nghe hơi thở của đời sống, diễn biến của thực tế, tiếng nói của người dân - doanh nghiệp thì chính sách mới có tính khả thi và đi vào cuộc sống.
Theo Niên An (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.