Hãy biết nghĩ cho nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tết đã về sát bên, một cái tết mà người dân và doanh nghiệp đều đang cố tìm lại rất nhiều điều đã mất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nông dân tìm lại đường cung ứng cho nông sản vốn đã chịu cảnh ùn ứ nhiều tháng liền vì dịch. Người trồng hoa kiểng tìm lại cơ hội bán hoa xuân để thu lại vốn liếng và công sức chăm trồng cả năm. Doanh nghiệp du lịch khởi động lại tour tuyến du lịch, hàng không cố gắng phục hồi nhiều đường bay. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh cố tìm cơ hôi phục hồi trên thị trường. Mọi chuyện chẳng dễ dàng, những gì từng được tiên lượng về khả năng phục hồi kinh tế dường như chẳng đủ để hình dung hết cuộc vật lộn sinh kế và thị trường mà người dân và doanh nghiệp đang đối mặt.
Sự thông cảm, sẻ chia của chính quyền, xã hội với những khó khăn của doanh nghiệp, của người sản xuất, người kinh doanh, người trồng trọt vẫn là điều tuyệt vời mà chúng ta luôn có thể nhìn thấy trong những lúc khó khăn. Bộ NN-PTNT phát hành công văn kêu gọi các địa phương tăng cường tiêu thụ nông sản để hỗ trợ nhà nông và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản không phải đón một cái tết buồn. Người dân vẫn sẵn lòng tham gia nghĩa cử “giải cứu” để chia sẻ khó khăn với nhà nông, với doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Ở thời điểm này, việc người dân móc hầu bao ra để chi tiêu du lịch là điều không chỉ đơn giản để giải tỏa nhu cầu của chính họ mà còn có tác dụng trợ lực để doanh nghiệp du lịch sớm tìm lại đà phục hồi. Người dân mở rộng chi tiêu trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn rình rập cần được doanh nghiệp du lịch trân trọng như một sự trợ giúp vô cùng quý báu.
Nhưng liệu những bên được trợ giúp, được sẻ chia có nên tự mình xem xét lại cách mà mình đón nhận sự trợ giúp, sẻ chia quý giá này? Có khi nào, người bán hoa ế ẩm mong được trợ giúp “giải cứu” nhưng nếu có cơ hội “chặt chém” giá tết thì vẫn cứ làm? Có khi nào doanh nghiệp du lịch mong được người dân chia sẻ khó khăn, ủng hộ tour tuyến du lịch thời khốn khó nhưng vẫn thản nhiên nâng giá tour kiểu bắt chẹt mùa tết? Giá vé máy bay, giá phòng khách sạn giảm mạnh nhưng giá tour vẫn cứ “cành cao” thì có gì đó rất không ổn trong hành xử của doanh nghiệp.
Giá trị cao nhất về hành xử giữa doanh nghiệp với khách hàng mà doanh nghiệp nên theo đuổi là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở của sự thấu hiểu và tôn trọng lợi ích lẫn nhau. Nhất là trong hoàn cảnh hậu dịch, hoàn cảnh mà không chỉ có doanh nghiệp và các bên cung ứng cần được cảm thông, cần được trợ giúp, “giải cứu” mà bên còn lại là khách hàng, là người dân cũng cần được doanh nghiệp tôn trọng về quyền lợi.
Quyền lợi của người “giải cứu”, của người trợ giúp chí ít là nhận lại được từ người được trợ giúp, từ doanh nghiệp được trợ giúp sự trân trọng tấm lòng và sự đối đãi chân thành.
Hãy nghĩ cho nhau! Người dân nghĩ cho nhà nông, cho doanh nghiệp thì cũng rất mong điều ngược lại. Đừng để tấm lòng bỗng chốc hóa trống không!
Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.