Hậu quả từ ùn ứ đăng kiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới tài xế, kinh doanh vận tải lại lo ngại vì khả năng sắp xảy ra ùn tắc đăng kiểm nghiêm trọng.

Bởi dự kiến, có đến 84 trung tâm đăng kiểm phương tiện đường bộ phải đóng cửa 3 tháng khi các vụ án sai phạm theo kế hoạch có thể được đưa ra xét xử vào tháng 7.2024.

Nhưng thực tế, ngay cả khi không có nhiều trung tâm đăng kiểm (TTĐK) phải đóng cửa như trên, thì năng lực đăng kiểm vẫn đáng lo. Cụ thể, như trả lời Thanh Niên, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, nhìn nhận: "Nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới trên địa bàn TP.HCM vào khoảng 56.000 phương tiện/tháng, đến tháng 6, 7 sẽ tăng lên khoảng 65.000 phương tiện/tháng, vượt công suất khoảng 9.000 phương tiện". Và nếu đăng kiểm viên hay TTĐK phải dừng hoạt động thì việc quá tải sẽ nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân của sự quá tải trên bắt nguồn từ việc phân bố các TTĐK có chỗ thiếu, chỗ thừa và bên cạnh đó, lượng phương tiện được tự động gia hạn đăng kiểm theo quy định tại Thông tư 08/2023 và số phương tiện tạm dừng hoạt động trước đây nay thực hiện kiểm định trở lại. Chứ về cơ bản, công suất kiểm định cả nước hoàn toàn đủ sức đáp ứng.

Như vậy, nguyên nhân then chốt là do cách thức tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống đăng kiểm trên cả nước. Sự ùn ứ đăng kiểm nghiêm trọng đã xảy ra từ năm 2022 khi đại án đăng kiểm bắt đầu bị phanh phui. Thời điểm đó, dư luận đã chỉ rõ ra ngoài những vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật thì việc vận hành, tổ chức và quản lý đăng kiểm có rất nhiều bất cập. Hay cả việc xây dựng đội ngũ đăng kiểm viên không phù hợp tình hình thực tế. Thậm chí, các tiêu chí quy định về thời gian đăng kiểm với nhiều loại ô tô cá nhân mới cũng bất cập.

Sau đó, nhiều mô hình được áp dụng, không ít biện pháp được đưa ra đã có lúc "hạ nhiệt" tình hình ùn ứ đăng kiểm. Nhưng thực tế chỉ ra ở trên cho thấy bất cập trong đăng kiểm vẫn chưa được giải quyết tận gốc.

Trong khi đó, việc ùn ứ đăng kiểm không chỉ làm mất thời gian của người dân mà còn làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp vận tải khi phương tiện phải mất nhiều thời gian để hoàn tất việc đăng kiểm. Cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã phải "khóc ròng" vì vấn đề này.

Chi phí gia tăng thêm vừa nêu chính là áp lực lên nền kinh tế chúng ta vốn đã có chi phí vận chuyển, logistics quá cao dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, nếu vẫn còn tiếp tục loay hoay và giải quyết không hiệu quả vấn đề đăng kiểm, thiệt hại gây ra sẽ không hề nhỏ. Nhiều bất cập của nền kinh tế chúng ta vốn dĩ đến từ những chuyện tưởng chừng đơn giản như vậy thôi.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...