Hạn chế trẻ dùng smartphone

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Còn nhớ, từ năm 2010, khi Steve Jobs tung iPad ra thị trường và ông mô tả về sản phẩm là công cụ truy cập thông tin tuyệt vời, hơn cả laptop, hơn cả smartphone, sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.

Một vài tháng sau đó, phóng viên tờ New York Times tìm đến và phỏng vấn khá lâu với Steve Jobs về iPad. Cuối buổi, phóng viên đặt câu hỏi: "Các con ông chắc phải thích iPad lắm". Tuy nhiên, câu trả lời của thiên tài hãng Apple khi đó là: "Bọn trẻ vẫn chưa được sử dụng iPad. Chúng tôi giới hạn việc bọn trẻ sử dụng (thiết bị) công nghệ khi ở nhà".

Tại Mỹ, Waldorf school of the Peninsula là ngôi trường liên cấp gần thung lũng Silicon (bang California), học phí từ 22.000- 44.000USD/năm không cho phép học sinh sử dụng laptop, tablet, smartphone cho tới lớp 8. Tôi nhắc đến trường này vì 75% học sinh có cha mẹ rất am hiểu bởi đang làm cho các tập đoàn công nghệ cao tại thung lũng Silicon.

Gần đây, Cơ quan Quản trị không gian mạng của Trung Quốc đề xuất trẻ dưới 18 tuổi chỉ được sử dụng điện thoại không quá 2 giờ/ngày; trẻ dưới 16 tuổi chỉ được sử dụng tối đa 1 giờ/ngày.

Tại châu Âu, chính quyền Hà Lan cấm sử dụng smartphone, tablet và đồng hồ thông minh trong lớp học nhằm giảm thiểu tối đa việc học sinh bị mất tập trung. Bộ Giáo dục Hà Lan cho biết lệnh cấm này sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2024.

Thiết bị di động thông minh cuốn trẻ vào việc sử dụng công nghệ mà dần quên hết mọi thứ xung quanh. Không như laptop, gấp máy tính lại là dứt, là ngưng sử dụng; các thiết bị di động thông minh không có dấu hiệu ngừng. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể biến trẻ từ người sử dụng công nghệ thành người nô lệ cho công nghệ. Để luôn là người làm chủ công nghệ thông tin, trẻ phải chủ động tạo ra dấu hiệu ngưng. Để làm được điều này, người sử dụng thiết bị di động phải có khả năng tự điều chỉnh, tự kỷ luật bản thân.

Tại Việt Nam, theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 1-11-2020, học sinh THCS, THPT có thể được sử dụng điện thoại di động để phục vụ cho việc học tập nếu được giáo viên cho phép. Điều này có nghĩa trao thêm trách nhiệm cho thầy, cô. Khi học sinh mê smartphone, các em có hàng trăm hàng ngàn cách để qua mặt thầy cô!

Trong một nền giáo dục còn ít phản biện, còn ít những bài học về việc phát triển bản thân, hy vọng trẻ phải độc lập, phải có khả năng tự điều chỉnh, phải tự kỷ luật bản thân để tạo ra dấu hiệu ngừng, để dứt chúng ra khỏi việc sử dụng thiết bị điện tử ở trường là điều không khả thi chứ đừng nói đến ở nhà.

Thiết bị di động thông minh ít nhiều tước đi cơ hội được kết nối với thế giới của chính chúng ta, đó là chưa kể những bệnh lý từ tác hại mà chúng mang đến. Những trò chơi thử thách độc hại bằng chính sinh mạng trẻ em nhan nhản trên các mạng xã hội, những lối sống sai lầm, lệch lạc được tung hô… khiến những đứa trẻ thiếu đi một nhân sinh quan lành mạnh với thế giới xung quanh.

Vì thế, theo những người làm công tác giáo dục như chúng tôi, đã đến lúc nghĩ đến một quy định hạn chế sử dụng thiết bị di động thông minh cho trẻ ở Việt Nam trước khi quá muộn.

ThS giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh
(giảng viên Trường Phát triển Tài năng và Tính cách John Robert Powers)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.