Hầm Hải Vân tăng phí từ 1/5, nhiều chủ phương tiện chọn đi đường đèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi hầm Hải Vân tăng mức phí, nhiều chủ phương tiện đã chọn đi đường đèo thay vì đi hầm, dù xa và mất thời gian hơn.
 
Nhiều phương tiện giao thông trên đỉnh đèo Hải Vân sáng 1/5. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Nhiều phương tiện giao thông trên đỉnh đèo Hải Vân sáng 1/5. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Ngày 1/5, Tập đoàn Đèo Cả (chủ đầu tư hầm Hải Vân 1 và Hải Vân 2) bắt đầu tăng mức phí dịch vụ mới đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông qua hầm Hải Vân.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi hầm Hải Vân tăng mức phí, nhiều chủ phương tiện đã chọn đi đường đèo thay vì đi hầm, dù xa và mất thời gian hơn.
Là người thường xuyên đi công tác giữa Đà Nẵng và thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), anh Nguyễn Duy Linh (Giám đốc Công ty cổ phần Phú Mỹ Thịnh, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) cho rằng, việc tăng phí đi qua hầm Hải Vân như hiện nay là quá cao.
Anh Nguyễn Duy Linh cho biết, mặc dù đường đèo khá nhiều loại phương tiện, nhưng sáng nay tôi vẫn chọn đi đường đèo thay vì hầm Hải Vân bởi mức phí tăng quá cao của nhà đầu tư hầm.
Từ năm 2019 đến nay, Tập đoàn Đèo Cả đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe con tăng lên hơn 3 lần, từ 35.000 đồng lên 70.000 đồng và bây giờ là 110.000 đồng/lượt.
Nhà đầu tư giải thích đang gặp khó khăn về tài chính do nhà nước chưa thanh toán đủ tiền theo ký kết, nhưng như thế là đẩy gánh nặng sang người dân. Nhà đầu tư và các cơ quan chức năng cần giải quyết thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Theo ông Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng, Hiệp hội đã gửi thông báo về vấn đề này cho các doanh nghiệp thành viên và đang chờ phản hồi để có phương án xử lý, kiến nghị các cơ quan liên quan.
Việc phát triển các hình thức BOT góp phần giúp giao thông an toàn hơn, nhưng nhà đầu tư hầm Hải Vân cũng phải tuân thủ theo lộ trình ký kết với Bộ Giao thông vận tải. Thời điểm này tăng mức phí sẽ khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn. Các doanh nghiệp vận tải vẫn di chuyển trên đoạn đường đó, thu nhập không thay đổi và cũng không tăng thêm giá trị gì, nhưng hầm tăng mức thu phí quá cao sẽ đẩy chi phí vận tải cao lên.
“Hiện nay, trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, 'sức đề kháng' của các doanh nghiệp vận tải còn yếu. Các doanh nghiệp đang  chuẩn bị lắp camera hành trình cho tất cả xe trước ngày 1/7 theo quy định, nay lại tăng phí trong thời điểm này càng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Theo tôi, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để gánh nặng không đè lên vai các doanh nghiệp vận tải vì nếu doanh nghiệp chịu gánh nặng này buộc phải tăng giá vận tải, chi phí xã hội sẽ tăng lên,” Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng cho biết.
 
Trạm thu phí Bắc Hải Vân trong ngày đầu tăng phí. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Trạm thu phí Bắc Hải Vân trong ngày đầu tăng phí. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Như TTXVN đã đưa tin, bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị vận hành hầm Hải Vân) bắt đầu áp dụng mức giá mới đối với phương tiện lưu thông qua hầm.
Cụ thể, đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng tăng từ 70.000 đồng/lượt lên 110.000 đồng/lượt (vé tháng là 3.300.000 đồng, vé quý là 8.910.000 đồng).
Mức phí mới đối với xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn sẽ tăng từ 90.000 lên đến 160.000 đồng/lượt (vé tháng là 4.800.000 đồng, vé quý là 12.960.000 đồng).
Đối với xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn có mức phí tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng/lượt (vé tháng là 6.000.000 đồng, vé quý là 16.200.000 đồng).
Với xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet có mức phí tăng từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng/lượt (vé tháng là 6.300.000 đồng, vé quý là 17.010.000 đồng).
Lý do tăng phí được đưa ra là do Công ty đang gặp nhiều áp lực về tín dụng sau khi hoàn thiện dự án ống hầm Hải Vân số 2 nên phải tăng phí để đảm bảo công tác vận hành hầm. Đồng thời, các phương tiện có thể lựa chọn đi đường đèo không mất phí hoặc có thêm sự lựa chọn khi tuyến đường La Sơn-Túy Loan được đưa vào khai thác sắp tới.
Quốc Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.