Hai bảo mẫu ra trình diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an quận 12, TPHCM vừa cho biết, 2 bảo mẫu là Nguyễn Thị Đào và Phạm Như Quỳnh, có liên quan đến vụ bạo hành trẻ tại Lớp mẫu giáo Mầm Xanh đã tới cơ quan công an trình diện và bước đầu khai nhận mình là người trong clip mà báo chí phản ánh.
Bảo mẫu Đào (phải) và Quỳnh tại cơ quan công an
Bảo mẫu Đào (phải) và Quỳnh tại cơ quan công an
Liên quan đến vụ việc bạo hành trẻ gây chấn động tại Lớp mẫu giáo Mầm Xanh (đường HT05, phường Hiệp Thành, quận 12), ngày 30-11, Công an quận 12, TPHCM cho biết, đang tạm giữ 2 bảo mẫu là Nguyễn Thị Đào (sinh năm 1994, ngụ tỉnh Đồng Tháp) và Phạm Như Quỳnh (sinh năm 1999, ngụ tỉnh Cà Mau) để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em.
Theo đó, chiều 29-11 bảo mẫu Đào đã tới Công an phường Hiệp Thành, quận 12 để trình diện. Theo khai báo ban đầu của bảo mẫu Đào, do đi công việc nên không biết sự việc xảy ra. Sau khi về nhà Đào xem trên mạng đoạn clip bà Linh bạo hành trẻ em tại cơ sở, thấy công an bắt bà Linh và biết mình có liên quan nên Đào đã đến Công an trình diện.
Sau khi lấy lời khai từ Đào, công an phường Hiệp Thành đã báo sự việc lên cấp quận, sau đó bàn giao bảo mẫu cho đội điều tra Tổng hợp Công an quận 12 để tiếp tục điều tra, xử lý theo pháp luật. Được biết, bảo mẫu Đào đang mang thai.
Riêng với bảo mẫu Quỳnh thì được Công an mời đến trụ sở để lấy lời khai để làm rõ vụ việc.
Như tin đã đưa, trong sáng 26-11, trên các phương tiện truyền thông lan truyền đoạn video về việc một số giáo viên tại Lớp mẫu giáo tư thục Mầm Xanh (phường Hiệp Thành, quận 12) có hành vi bạo hành trẻ em.
Ngay sau khi nắm thông tin, các cơ quan chức năng quận 12 đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm này.
 Bà Phạm Thị Mỹ Linh - chủ Lớp mẫu giáo Mầm Xanh
Bà Phạm Thị Mỹ Linh - chủ Lớp mẫu giáo Mầm Xanh
Ngày 27-11, Công an Quận 12 đã mời bà bà Phạm Thị Mỹ Linh (sinh năm 1974, quê tỉnh Lâm Đồng, trú phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM) là chủ Lớp mẫu giáo Mầm Xanh lên làm việc.

Bước đầu, tại cơ quan công an, bà Linh đã thừa nhận hành vi bạo hành trẻ em như trong đoạn clip mà báo chí đăng tải. Bà Linh khai rằng việc hành hạ các cháu bé là do bà cùng các bảo mẫu khác bị áp lực trong công việc, khi mà việc trông coi các cháu bé từ độ tuổi 2 - 5 không dễ dàng và cũng muốn "dạy dỗ" các cháu!?

Hình ảnh bà Linh bạo hành các bé. Ảnh cắt từ clip
Hình ảnh bà Linh bạo hành các bé. Ảnh cắt từ clip
Trong sáng cùng ngày, nhiều phụ huynh đã đưa trẻ tới cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra.
Theo các cơ quan chức năng, đây là cơ sở tư thục giữ trẻ từ 3-5 tuổi, hoạt động từ năm 2015. Thời gian đầu, cơ sở chỉ nhận các cháu bé dưới 3 tuổi. Đến năm 2016, lớp đổi thành Lớp mẫu giáo Mầm Xanh, chỉ nhận học sinh lứa tuổi mẫu giáo, từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi.
Trước khi bị phanh phui, cơ sở này có khoảng hơn 20 trẻ theo học, chủ yếu là con của các công nhân sinh sống trên địa bàn quận.
Lớp mẫu giáo mầm Xanh - nơi xảy ra vụ việc
Lớp mẫu giáo mầm Xanh - nơi xảy ra vụ việc
Trong diễn biến liên quan đến vụ việc, Trưởng phòng GD-ĐT Quận 12, ông Khưu Mạnh Hùng cho biết, Phòng GD-ĐT Quận 12 và UBND phường Hiệp Thành, quận 12 đã kiểm tra đột xuất Lớp mẫu giáo Mầm Xanh vào sáng 23-11 và phát hiện hai bảo mẫu không có chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Chủ cơ sở là bà Linh giải thích rằng, do giáo viên của lớp nghỉ việc, nên tuyển hai bảo mẫu vào thử việc, chưa kịp ký hợp đồng lao động và hai bảo mẫu này cũng chưa có chứng chỉ như quy định.
Đến ngày 28-11, Cơ quan CSĐT Công an Quận 12 cùng VKSND Quận 12, TPHCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam chủ Lớp mẫu giáo Mầm Xanh là bà Linh  về tội "Hành hạ người khác" được quy định theo khoản 2 điều 110 Bộ luật Hình sự.
Đan Nguyên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.