Gương sáng giữa đời thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều tấm gương xả thân cứu người trong lúc hoạn nạn đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng người dân. Những hành động quả cảm của họ đã góp phần lan tỏa và truyền cảm hứng làm việc tốt cho cộng đồng.

Vượt quãng đường hơn 30 km từ TP. Pleiku về huyện Chư Sê, chúng tôi tìm về làng Pan (xã Dun) gặp em Siu Sam Ban (12 tuổi, học sinh Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du). Trước đó, Siu Sam Ban đã dũng cảm lao xuống suối cứu sống 2 em nhỏ bị đuối nước. Trò chuyện với chúng tôi, ông Siu Kao (bố của Siu Sam Ban) chia sẻ: Gia đình ông có 3 người con, Siu Sam Ban là con đầu. Gia đình thuộc diện cận nghèo nên vợ chồng ông phải làm thuê và đánh bắt cá trên sông suối để trang trải cuộc sống. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó nhưng Siu Sam Ban luôn chăm ngoan, hiếu thảo. Quanh làng có nhiều sông suối nên Ban bơi lội rất giỏi.

Em Siu Sam Ban (bìa trái) đã dũng cảm cứu 2 em nhỏ bị đuối nước. Ảnh: R.H

Em Siu Sam Ban (bìa trái) đã dũng cảm cứu 2 em nhỏ bị đuối nước. Ảnh: R.H

Cũng chính khả năng bơi lội ấy đã giúp Ban cứu 2 em nhỏ thoát chết. Ban kể: Vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 20-5-2023, khi đang trèo hái quả chôm chôm rừng tại khu vực suối Ia Pết, em phát hiện nhóm 5 em nhỏ đang chơi đùa gần suối. Một lúc sau, em nghe tiếng kêu cứu của trẻ em từ dưới dòng suối. Chạy đến gần kiểm tra thì em bàng hoàng phát hiện 2 em Siu Si Ôn (6 tuổi, trú tại làng Pan) và em Kpuih Nhăn (9 tuổi, trú tại làng Nút Riêng, xã Al Bá, huyện Chư Sê) đang chới với dưới dòng nước sâu. Không chần chừ, em lập tức nhảy xuống suối lần lượt túm kéo từng em nhỏ lên bờ an toàn. “Suối rộng khoảng 6 m, sâu 2 m và có nhiều tảng đá nhấp nhô. Trong lúc nhảy xuống bơi qua dòng nước cứu người, đầu em va phải hòn đá. Rất may chỉ bị xây xước nhẹ nên em gắng sức bơi tới dìu được 2 em nhỏ lên bờ”-Ban kể lại.

Ông Siu Kinh (bố của Kpuih Nhăn) cho biết: Làng Nút Riêng và làng Pan cách nhau bởi con suối Ia Pết. Đây cũng là khu vực bà con 2 làng thường đến tắm rửa, giặt giũ. Hôm xảy ra vụ việc, vợ chồng ông đi gặt lúa nên để Nhăn ở nhà với ông bà. “Sau khi nghe dân làng kể lại câu chuyện, mình rất xúc động. Cảm ơn cháu Ban rất nhiều”-ông Kinh bày tỏ. Còn ông Siu A Lêch (bố của Siu Si Ôn) thì bộc bạch: “Đây là bài học cảnh tỉnh cho mình và các bậc cha mẹ phải giáo dục và quản lý chặt chẽ con em. Sắp tới, mình không để các cháu nhỏ chơi gần những nơi sông nước nguy hiểm nữa”.

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Nay Winh-Bí thư Huyện Đoàn Chư Sê khẳng định: “Hành động của em Siu Sam Ban rất dũng cảm, đáng được tuyên dương. Đây là tấm gương sáng cho đội viên, đoàn viên, thanh niên noi theo”.

Cách đây không lâu, Thiếu tá Bùi Tấn Trình-Trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự thị xã An Khê cũng đã thực hiện hành động nghĩa hiệp tương tự. Vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 29-5-2023, do bất cẩn trong việc trông coi, chị Nguyễn Thị Thu Trang (tổ 7, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) đã để con của mình là cháu N.B.D. bị trượt chân ngã xuống hồ ở Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê). Thời điểm đó, Thiếu tá Trình đi ngang qua và phát hiện được sự việc. Ngay sau đó, Thiếu tá Trình đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống hồ vớt cháu D. lên bờ an toàn.

Chị Trang bày tỏ: “Trước hành động của Thiếu tá Trình, gia đình rất xúc động và cảm kích. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Chỉ huy Quân sự thị xã rèn luyện người sĩ quan cách mạng rất chuẩn mực, giàu lòng nhân ái, quả cảm, xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng người dân”.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.