Gương mặt thơ: Văn Công Hùng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Một chùm thơ về Pleiku, nơi anh đã sống và lao động nghệ thuật hơn 40 năm qua. Với 16 đầu sách văn học đã xuất bản, hàng ngàn bài báo đã in, nhà thơ Văn Công Hùng vẫn miệt mài sáng tạo hàng ngày, dẫu anh đã về hưu gần 5 năm nay. Chùm thơ này như một cách anh trả ơn Pleiku, trả ơn nơi đã giúp anh trưởng thành.
Gương mặt thơ: Văn Công Hùng ảnh 1

Báo Gia Lai Cuối tuần chọn và giới thiệu.

Ngày lạnh

hờ hững thói quen

tấm khăn thoảng ở cổ em che một tần ngần ánh mắt

buổi sáng Pleiku

cơn se se nhói lòng ly cà phê nguyên chất.

mà màu hương chưa nhạt

mà tiếng thở dài vẫn quen

như là tiếc

vạt quỳ vàng đã kịp xoay lưng.

Gương mặt thơ: Văn Công Hùng ảnh 2

Minh họa: H.T

Pleiku

những mảnh gió rất rời

người thì ngược con đường từng cũ

nắng thảng thốt

như vọng từ một ánh mắt rất xa...

Cầm xuân

chợt nhớ Pleiku cái thời chưa xa lắm

có một bàn chân cứ vấp gốc thông già

cái gốc cũ xù xì như lưỡi câu giăng mắc

em chập chờn phía sắc phượng mong manh.

chợt nhớ có thời cứ hở ra là nhớ

cứ nhớ thế thôi chứ chả biết nhớ gì

nhớ nhung nhăng nhớ như là phải nhớ

nên gốc thông già mới phải hy sinh.

Pleiku cái thời sương còn làm tóc ướt

tóc bấy giờ xõa cả trong mơ

tóc bấy giờ khiến người phải thức

với tay tìm tóc giữa tầng thông.

Pleiku một thời mắt ơi là mắt

mỗi gốc thông là một vạn ánh nhìn

ơ chả lẽ lại có người nghìn triệu mắt

những buổi chiều nôn nao trong rờm rợp mắt nhau.

Pleiku thời trong veo đến phải cầm chặt tay nhau cho khỏi lạc

chỉ thế thôi mà thấy yên lòng

Pleiku bao nỗi nhớ đổ về phía dốc

cuối con đường một đôi mắt rưng rưng.

Pleiku một thời chúng mình như gió

dẫu nồng nàn vẫn tan vụn trong mây

và gió nên chúng mình trẻ mãi

thông dẫu già nhưng lá cứ xanh non...

Chiếc nơ hồng treo giữa lặng im

Gương mặt thơ: Văn Công Hùng ảnh 3

Minh họa: Huyền Trang

Tây Nguyên núi đợi sông nghìn tuổi

cây cứ đợi khô đá cứ đợi mòn

đám mây trắng đợi mùa hè bớt lửa

gió mịt mù đợi nhánh nứt lá non.

Tây Nguyên em đợi ngã tư phía vòng cung ngược

những vệt đường vênh cứ mãi nôn nao

nắng rất rộng ly cà phê hôi hổi

đêm thì dài khiến phố phải lang thang.

Pleiku có cột đèn rêu muộn

bước chân bâng quơ thuở mắt vỡ lòng

xa tự lúc người chưa thành nỗi nhớ

tận khi mùa úp mở vỡ hình nhau.

em nắc nỏm những nhâm nhi ma trận

chợt bên rào một sáng bủa mưa giăng

bung mưng mẩy một chút mầm sa đóa

giữa tưng bừng địa chấn ngỡ ngàng vang.

Tây Nguyên anh ngỡ mùa thu dở

nên buổi chiều bê cả gốc thông đi

dây leo quấn căn nhà thành ảo ảnh

chiếc nơ hồng treo giữa lặng im...

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

(GLO)- “Gặp gỡ Tây Nguyên” là chương trình do quán Chiêu Văn tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) trong 2 ngày 4 và 5-3. Điểm nhấn của chương trình là trao giải cuộc thi viết tản văn về chủ đề Tây Nguyên. Tại đây, gần 40 tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có dịp giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về đất và người nơi cao nguyên đầy nắng gió này.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Ban Bí thư vừa ban hành Quy định số 101/QĐ-TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký (28/2/2023), thay thế Quyết định số 75/2007 ban hành ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư.
Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

(GLO)- Bài thơ "Quà tặng" của tác giả Lê Đình Trọng mang một tình yêu bình dị, chân chất của chàng trai trao tặng cho người thương. Món quà không rực rỡ bởi hoa cúc, hoa hồng mà gần gụi, thân thương với dòng sông quê hương, dáng mẹ tảo tần, những bài thơ ươm nắng...

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

(GLO)- Bài thơ "Cưỡi ngựa gỗ" được tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sử dụng thể thơ tứ ngôn với luật bằng trắc nhịp nhàng, lên xuống đã tái hiện một miền ký ức tuổi thơ hồn nhiên, vui nhộn trên lưng ngựa gỗ, tiếng cười rộn vang.

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.
Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

(GLO)- Tuần trước, tôi ra Sân bay Nội Bài để về Gia Lai. Tới giờ ra cửa, đứng dậy thì thấy ở ghế phía sau trong phòng chờ là chị Phạm Thị Hà-vợ chú Sanh, thủ trưởng cũ của tôi và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng-tác giả 2 bài thơ “Bình dị” và “Lời tượng nhà mồ” nổi tiếng. Chị Hà bảo: “Chị nhắn tin cho em mà chưa thấy trả lời, là chị Hồng rất muốn vào Gia Lai thăm lại nơi mấy chục năm trước chị tới”.
Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.