Gương mặt thơ: Trần Quang Đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quê Quảng Bình, sống và làm báo, làm thơ ở Hà Nội, từng là bộ đội, rồi làm tổng biên tập một tờ báo cho thiếu nhi, Trần Quang Đạo là một nhà thơ tài hoa và... nhiều giai thoại.

Hai vợ chồng đều là tiến sĩ văn chương, vợ làm xuất bản, chồng làm báo, cả nhà dính tới chữ nghĩa, vừa thuận lợi nhưng cũng nhiều “khó xử” khi người này định làm gì, thậm chí mới nghĩ gì người kia đã hiểu.

Ông đa tài đúng nghĩa khi danh chính ngôn thuận là nhà thơ nhưng lại có tới mấy tập văn xuôi, gần hai chục đầu sách cả văn xuôi và thơ, có 2 tiểu thuyết và 1 truyện dài, được tái bản tới 5 lần. Không chỉ thế, ông còn vẽ, chơi được vài nhạc cụ như piano, guitar và sáng tác ca khúc.

Ông được nhiều giải thưởng văn học ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2019, tập thơ “Bay trong mơ” của ông được Giải thưởng văn học ASEAN.

Có người nhận xét thơ ông thuộc trường phái hiện đại, nhưng tôi đọc thấy vẫn dịu đến nao lòng: “Có một nhẫn trăng ở mỗi cuộc đời/Em giận dỗi đau một màu trăng khuyết/Anh nóng giận mây đen trùm ánh biếc/Nhưng bao giờ cũng vành vạnh rằm lên” hoặc như: “Không có gì để che ướt nỗi buồn/qua bến đò đầy lang thang gió gọi/gọi về nơi đâu-gọi về trời sâu/nhạc Trịnh rơi hoài không đi ra ngoài/rơi rơi rơi rơi rơi rơi…”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





MẸ ĐI MÁY BAY


Cuống vé như cánh đồng được mùa

mẹ cất kỹ trong túi áo nâu cài kim băng kín miệng

sợ mất đi là mất cả mùa màng.


Mẹ đi máy bay

trầu cau ấm một khoang ngồi

mùi rơm rạ lót trong kẽ tay còn phảng phất

lòng mang đầy ca dao.


Mẹ bay lên trời cao

xác lập một vế đối với nền văn minh nhập khẩu

đám mây lắc

lời ru thầm càng đầy

máy bay đỗ miếng trầu chưa kịp dập.


Nơi mẹ đến vừa có tiếng trẻ khóc nứt đêm

con trai làm ăn xa

thêm một quê hương của bé ra đời.


Không để quê nhà rụng rơi

mẹ lên máy bay cả cánh đồng nghiêng nghiêng phía dưới

khứ hồi một giấc mơ…





NHẪN TRĂNG


(Cho K.L)

Có một nhẫn trăng lấp ló tròn đầy

Em gìn giữ hào quang của tình yêu bền bỉ

Một đời khép những chuỗi ngày đơn lẻ

Vòng thời gian năm tháng kết liền.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Anh đi xa vầng sáng ở trên đầu

Tròn vành vạnh giữa trong xanh cổ tích

Anh cúi xuống suối trong màu ngọc bích

Nhẫn trăng rơi lấp loáng mắt cười.


Có một nhẫn trăng ở mỗi cuộc đời

Em giận dỗi đau một màu trăng khuyết

Anh nóng giận mây đen trùm ánh biếc

Nhưng bao giờ cũng vành vạnh rằm lên.


Bao giờ rồi em cũng kề bên

Những nẻo trăng vẫn về trong trí nhớ

Dẫu xa nhau bao mùa cách trở

Vẫn tròn đầy nhẫn trăng thuở trao nhau.





HỎI


Mắt buồn gặp mây trắng

bay mãi ngàn năm

tại sao

những đỉnh núi có mây về mà vẫn cô đơn?

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Hỏi sông tìm chi trôi mải miết

nạo lòng mình minh chứng lời thề

gặp biển

vỡ từng con sóng.


Hỏi người đang yêu

vòng tay trăng khuyết

lấp đầy những thiếu hụt

nghiêng cả biển-thủy triều cũng bất lực triệu triệu năm.


Thôi thì hỏi trời

Vòi vọi cao xanh lặng im không nói

thế mới biết những khi buồn vời vợi

trời khác chi ta giông bão thất thường!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.