Gương mặt thơ: Nguyễn Đức Mậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nguyễn Đức Mậu là nhà thơ nổi tiếng từ chiến tranh chống Mỹ, giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ từ năm 1973.

Bài thơ “Nấm mộ và cây trầm” của ông một thời hầu như ai cũng thuộc và tới giờ đọc lên vẫn rưng rưng. Ông là nhà thơ được Giải thưởng Nhà nước đợt 1-2001 và Giải thưởng ASEAN cùng năm.

Ông vừa xuất bản 2 tập rất “khủng” là “Tuyển tập thơ Nguyễn Đức Mậu” 500 trang và “Tuyển tập trường ca” với số trang cũng tương tự vào đúng những ngày cuối cùng của năm 2023. Ông cũng là người giữ nhiều “cương vị thơ”, từ biên tập thơ cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội tới Báo Văn Nghệ.

Dẫu đã hết binh đao trận mạc nhưng thơ ông vẫn đau đáu với những âm hưởng chiến tranh. Ở đâu, lúc nào, ông cũng thấy những nấm mộ, khói hương, thấy Trường Sơn với rừng lá đỏ, thấy bạn bè lính một thời: “Thấy tay bạn giơ lên chới với vòm trời/Nghe tiếng gọi vang lên từ núi đá/Ngàn đôi mắt đồng đội tôi đã khuất/Lẫn vào ngàn mắt lá nhìn tôi”… Nhưng cảnh hòa bình trong thơ ông cũng rất êm đềm: “Đàn bò đi đủng đỉnh/một gam màu vàng óng trước thiên nhiên/những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi/kìa, vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên”.

76 tuổi, thời gian vẫn trong veo trong thơ ông.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





ĐI TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN LÁ ĐỔ



Ngàn đôi mắt đồng đội tôi đã khuất

Đủ hóa trời sao lấp kín vòm trời

Hài cốt người lẫn vào hài cốt núi

Núi có cháy rừng xanh thành tro bụi

Sau cơn mưa khói xám lại lên mầm

Nếu ngôi mộ nối hàng thay cột số

Đường Trường Sơn sẽ dài gấp bao lần?

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Đi trên đường Trường Sơn lá đổ

Thấy rờn rợn bàn chân như thấm máu bạn mình

Thấy rờn rợn bàn chân như bước qua chiến tranh lần nữa

Thấy thân bạn bị cưa ngang vì trái mìn chớp nổ

Thấy tay bạn giơ lên chới với vòm trời

Nghe tiếng gọi vang lên từ núi đá

Ngàn đôi mắt đồng đội tôi đã khuất

Lẫn vào ngàn mắt lá nhìn tôi…





ĐỦNG ĐỈNH



Có nhiều cây trong rừng Lào

Sao tôi nhớ loài cây đủng đỉnh?

Sao tôi nhớ bầy voi

Chở chiều đi thật chậm?



Mưa lở đất mặc mưa, mặc bốn bề gió đánh

Cây đủng đỉnh xòe tán lá nhẩn nha xanh

Bầy voi bước qua thế kỷ chiến tranh

Đủng đỉnh bước đồi, thong dong bước núi.



Du khách đến nơi đây tự nhắc mình đừng vội

Khi gặp suối nghe trong veo tiếng suối

Chiếc cọn nước quay tĩnh mịch rừng già

Quay thật chậm cho mình lắng lại.



Buổi sáng Viêng Chăn mặt trời dường trễ nải

Đoàn nhà sư áo vàng yên ả nối nhau qua

Triết lý sống giản đơn nhưng dễ gì có được

Đủng đỉnh đường xa, đủng đỉnh tiếng chuông chùa.





XIN CÂY



Xin cây một chút lá tàn

Tôi gìn giữ mảnh thời gian cuối mùa

Nắng chiều rơi vệt tua rua

Mây giăng ngũ sắc thêu thùa vòm cây.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Xin cây một chút khô gầy

Con chim tha nắng về xây tổ mềm

Sợi tơ trời, sợi lau êm

Sợi mong, sợi nhớ còn thêm sợi sầu.



Xin cây lộc biếc thuở đầu

Tơ non ươn ướt như màu mắt ai

Hoa gì như giọt sương mai

Hái đôi ba nhánh đem cài tóc mây.



Ngọt dần mùa chín-xin cây

Trái sum suê nặng bàn tay mình cầm

Đất đang chuyển dạ âm thầm

Mình đang chọn hạt gieo mầm mùa sau…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.