Gương mặt thơ: Phạm Hồ Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là nhà báo, nhà thơ, chị từng làm việc ở chiến trường khu 5 thời chiến tranh chống Mỹ với tư cách phóng viên chiến trường. Thơ chị được đánh giá là một giọng điệu nữ riêng biệt, với sự nồng nàn và chân thành tận cùng, khắc họa những tâm hồn phụ nữ luôn hướng tới những vẻ đẹp sâu sắc của tình yêu và những giá trị sống. Thì nó thảng thốt như thế này: “Sao ta vẫn nhớ nao lòng cái màu vàng thảng thốt/Dâng hết u trầm về gương mặt ta yêu”.

Tất nhiên là nhà thơ nữ nên tình yêu được nhắc đến nhiều, nhưng cung bậc trong tình yêu các nhà thơ nữ luôn khác nhau và tinh tế khác nhau, bí ẩn cũng khác nhau, độ dịu êm hay dữ dội cũng khác nhau. Với chị thì: “Trước tôi đã có bao người tới/Mà triền lau trắng vẫn trắng nguyên”. Đọc chị, ít nghĩ chị từng là người đã kinh qua chiến tranh ở một chiến trường được coi là khốc liệt nhất ở miền Nam. Và vì có thời gian ấy chị có cái trường ca từng được giải thưởng khá hay: “Chiến tranh trên khuôn mặt đàn bà”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



LỜI TỪ BIỆT CAO NGUYÊN



Gió thổi ngàn năm mòn đá núi

Núi còn đứng đó dáng chơ vơ

Nước chảy nghìn năm mòn nhịp thác

Sao vẫn nguyên sơ dáng thẫn thờ.



Gió già đã thổi bao nhiêu dặm

Sao vẫn âm âm một tiếng buồn

Bazan đất đỏ bao nhiêu tuổi

Sao còn mơn mởn buổi hoa niên.



Tôi từ phía biển về với núi

Mang theo tiếng sóng triệu năm buồn

Trước tôi đã có bao người tới

Mà triền lau trắng vẫn trắng nguyên.



Thôi đừng buồn nhé cao nguyên nhé

Hãy nghe gió thổi biển lên ngàn

Những nỗi niềm thiêng nghìn năm thức

Đi tìm ý ngỏ bạn tình riêng.





NHỚ CÚC QUỲ VÀNG



Đến cùng ta cái màu vàng nguyên sơ

Đến cùng ta vẻ trầm lặng kiêu hãnh

Đến cùng ta nỗi đợi chờ mê mải

Hoa cúc quỳ vàng...



Đà Lạt mưa

Đâu rồi những triền cúc quỳ vàng ta yêu

Ta gọi mãi cúc quỳ vàng vẫn lặng

Dường như tất cả sắp đi qua

Tất cả đã đi qua

Dường như thế giới này không thuộc về chúng ta

Dường như những màu hoa khác nở không vì chúng ta

Dường như sự vô nghĩa vây bủa chúng ta

Đà Lạt mưa.


Sao ta vẫn nhớ nao lòng cái màu vàng thảng thốt

Dâng hết u trầm về gương mặt ta yêu...

Minh họa: H.T ảnh 2

Minh họa: H.T


RU XA



À ơi, anh ngủ đi anh

Ta tan vào giấc mộng lành gặp nhau



À ơi cay đắng dẫu nhiều

Tin sông vẫn bến, tin chiều vẫn say



Em ru ngọn gió heo may

Dửng dưng không đợi, đắm say lại chờ



Ngủ đi ươm một câu thơ

Cho nghìn năm nữa vẫn chưa phai lòng



Ngủ đi chín đợi mười mong

Dẫu xa cách thế còn trông phương người

Ngủ đi câu hát tiếng cười

Nhớ nhau gìn giữ cả lời dấu yêu



Em xin vạt nắng cuối chiều

Mang em với trái tim yêu về người



À ơi hãy ngủ à ơi

Lắng nghe trong gió có lời ru xa.

Minh họa: Huyền Trang ảnh 3

Minh họa: Huyền Trang

Có thể bạn quan tâm

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Nhạc sĩ Quốc Dũng - thần đồng âm nhạc - đã ra đi

Được coi là một trong những “Thần đồng âm nhạc” của Việt Nam, suốt hơn 70 năm nơi “cõi tạm”, nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người yêu nhạc không chỉ bởi những ca khúc được yêu thích mà còn ở phong cách làm nghề đầy cá tính. Ông đã góp phần khai sinh ra dòng nhạc trẻ Việt Nam.
Gom bốn mùa vào thu

Gom bốn mùa vào thu

(GLO)- “Cảm xúc mùa thu” là chủ đề triển lãm mỹ thuật do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND thị xã An Khê khai mạc vào sáng qua (25-9) tại Nhà trưng bày Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Song, mùa thu như chỉ là cái cớ để triển lãm tập hợp, phô diễn vẻ tươi đẹp của đất trời, con người Tây Nguyên trong cả 4 mùa, mang đến cho người thưởng lãm những rung cảm sâu sắc.
Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

Thơ Đào An Duyên: Miền thổ cẩm

(GLO)- Thơ của Đào An Duyên tràn đầy sắc màu, hình ảnh của thiên nhiên. "Miền thổ cẩm" không chỉ đem lại hình ảnh của những đôi tay khéo léo bên khung dệt mà còn tái hiện cả một không gian văn hóa rộng lớn của đại ngàn Tây Nguyên.
Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

Gương mặt thơ: Đỗ Xuân Thu

(GLO)- Ông là người viết thuộc vào hàng chưa tới chục người có nhiều sách nhất trong số hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay với 34 đầu sách gồm: 12 thơ, 10 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 3 thể loại khác.
Bên lầu Ông Hoàng nhớ Hàn thi sĩ

Bên lầu Ông Hoàng nhớ Hàn thi sĩ

(GLO)- Tôi may mắn vừa đến thăm lầu Ông Hoàng gắn liền chuyện tình của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử và giai nhân Mộng Cầm ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chuyến thăm để lại trong tôi khá nhiều suy nghĩ và cảm xúc.
Để văn chương đến với thế giới tuổi thơ

Để văn chương đến với thế giới tuổi thơ

(GLO)- Viết cho thiếu nhi thực sự không hề đơn giản và khó thể hiện thành công nếu không thực sự đắm mình vào thế giới tuổi thơ. Đây là lý do khiến các tác phẩm dành cho thiếu nhi trong cả nước chưa đa dạng, tại Gia Lai lại càng hiếm hoi. Làm gì để văn chương thật sự chạm vào thế giới tuyệt đẹp ấy là trăn trở của không ít người cầm bút.
Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

(GLO)- Tôi vừa đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, tôi thêm một lần được chiêm ngắm một số tác phẩm của các họa sĩ vẽ về chủ đề Tây Nguyên với nhiều ấn tượng thú vị.
Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng các tỉnh, thành phố thảo luận về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Ngày 18/9, tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía bắc lần thứ 28, năm 2023 với chủ đề: 'Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu'.
Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Không phải là các nghệ sĩ, chính khách, người nổi tiếng..., bất cứ ai nếu muốn đều có thể xuất bản một cuốn hồi ký. Dịch vụ viết hồi ký bắt đầu phổ biến từ mấy năm nay. Nhóm khách là người già chiếm đa số, những người trẻ phần vì cuộc đời chưa có mấy chuyện để tổng kết, phần khác, họ thường thích tự viết hơn là nhờ người khác.
Sự chậm trễ đáng lo

Sự chậm trễ đáng lo

Vấn đề xâm phạm bản quyền được đặt ra với rất nhiều bức xúc tại hội thảo quốc tế 'Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng' do Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội Xuất bản VN, Cục Xuất bản in và phát hành, Sở TT-TT TP.HCM đồng tổ chức vào ngày 15.9.