Gương mặt thơ: Nguyễn Hữu Quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là một tên tuổi trong làng thơ Việt, nguyên là Trưởng ban Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hiện sinh sống tại Quảng Trị.
Gương mặt thơ: Nguyễn Hữu Quý ảnh 1

Thơ anh đằm như tính cách Khu 4 quê anh và đau đáu với thân phận con người cùng những trăn trở, những trải nghiệm sâu sắc. Quê hương và mẹ là những đề tài được anh đề cập nhiều với những câu thơ đằm thắm: “Hạnh phúc ư, là lòng ta đầy mẹ/trong cuộc đời vốn dĩ đã héo, tươi/hạnh phúc ư, là sau bao dâu bể/giữa quê nhà con cất tiếng “Mẹ ơi!”. Và đây nữa: “Ai bốn phương một buổi tìm về/tắm gió sen giữa cánh đồng xứ Việt/ở đất khách khi trở về mới biết/chẳng bao giờ có hai quê hương!”.

Đọc chùm thơ này, ta cảm nhận được tình cảm anh dành cho quê hương, cho mẹ và cao hơn, ta đọc được một tâm hồn đẫm bản sắc Việt, một xứ Việt thân thương gần gũi mà nhiều khi giữa cuộc đời ồn ã, tấp nập này ta lỡ bỏ qua.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



CHÙA LÀNG


Chùa làng bóng lá cũng xưa

tre pheo che cổng, nắng mưa là đời

ở đâu tượng lớn thủng trời

chùa làng Phật bé như người nông dân.


Thị Mầu, Thị Kính cùng sân

hai ông Thiện, Ác chung mâm cỗ làng

khói hương mỏng, ít mã vàng

mênh mang nối cái mênh mang đất trời.


Giữa thời công nghệ lên ngôi

chùa làng thấp thoáng lở bồi dân gian

cái nguyên vẹn, cái vỡ tan,

cái như ở giữa muôn vàn chiêm bao.


Lắm nơi lộng lẫy chùa cao

nhạt trang kinh kệ lọt vào trăng suông

xa vời câu chuyện bỏ buông

nghi nghi hoặc hoặc mõ chuông của “thầy”...


Thương yêu là Phật đủ đầy

cần gì phải dựng to này, lớn kia

chùa làng gần với nong nia

xa xôi cái sự ăn chia thị trường...

Gương mặt thơ: Nguyễn Hữu Quý ảnh 2

Minh họa: T.N




CẢM THỨC


Trong nỗi đau có mầm thù hận

ta phải dần quên nó đi

hãy chọn cho mình một loài hoa tri kỷ

dịu dàng hương để trò chuyện mỗi ngày.


Đời cho ta hoa bên những luống cày

làm nhẹ lại vết lòng nhức nhối

lối vào chiều có bầy chim sẻ đợi

có phải tuổi thơ vừa kịp khứ hồi...


Đừng bỏ lỡ yêu thương đang gọi

dù mơ hồ như một sợi nhện giăng

sen bất tử bởi vì sen im lặng

thơm cho bùn và thơm bên Phật an nhiên!


Một cọng nhân gian gió mấy chiều thổi đến

cung bổng, cung trầm trên dòng chảy thời gian

ta buông rũ thoát dần u ám

nỗi buồn trăm năm, thôi đoạn tuyệt một lần.


Đừng hoài nghi, đã đến thời sống chậm

hoa không vội vàng, ta cập rập, vô duyên

trong veo nhỉ, ơi trong veo trìu mến

khi lòng ta sen nở bốn mùa...

Gương mặt thơ: Nguyễn Hữu Quý ảnh 3

Minh họa: H.T




SEN VÀ EM


Sen tìm ca dao để ở

có mùi hương lục bát bốn mùa

bùn vẫn thế, phía chiêm mùa sấp ngửa

nuôi sen rồi, bồng bế nỗi nhớ sen.


Em lên chùa bẻ một cành trăng

sao chẳng chịu khép lại tà lơi lả

sen đang tỏa Phật nào mà thơm quá

thơm như là tiếng mõ có vĩ thanh...


Đừng tưởng rách không che chở được lành

cội nguồn đấy mấy nghìn năm áo vá

sen tài hoa nồng nàn trên gỗ đá

chẳng phải mọc từ lòng thợ chân quê?


Ai bốn phương một buổi tìm về

tắm gió sen giữa cánh đồng xứ Việt

ở đất khách khi trở về mới biết

chẳng bao giờ có hai quê hương!


Tôi có sen để thương

như có em để cần cù cấy gặt

mai sau này dẫu chiều không có mặt

vẫn còn sen trong mỗi ngọn gió lành...

Gương mặt thơ: Nguyễn Hữu Quý ảnh 4

Minh họa: Huyền Trang

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

Kỷ niệm với chị Hồng Vân

(GLO)- Một hôm gần trưa, tôi nhận điện thoại của Hiếu-cán bộ Văn phòng UBND tỉnh: “Trưa nay mời anh đi ăn với chị em em”. “Ơ chị em là ai?”. “Là Hồng Vân, đồng nghiệp cũ mà anh hay nhắc”. Ra thế, ai chứ Hồng Vân thì phải đi ngay.
Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

(GLO)- Chị Đỗ Bạch Mai thành danh khi tôi còn là “nhà thơ trẻ”. Hồi ấy, tôi đã tự hỏi, năng lượng ở đâu để chị làm thơ nhiều, nhanh và đầy xúc cảm như thế. Từ bông dã quỳ mà chị nghĩ tới những điều được mất như thế này: “Mong chỉ một lần và chỉ một lần thôi/Được ngắm hoa cúc quỳ trong phút giây êm ả nhất/Để được đối mặt với những điều còn-mất/Để ta lại là ta thanh thản trở về” thì thấy sự liên tưởng trong chị mạnh tới như thế nào?
Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

(GLO)- Quanh năm tất bật với công việc ruộng đồng nhưng các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Hát tuồng thôn Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn dành thời gian luyện tập. Một năm đôi lần, những nghệ sĩ “chân đất” được thỏa sức biểu diễn, sống trọn niềm đam mê và nỗ lực gìn giữ nét văn hóa truyền thống.
Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Văn học nghệ thuật Gia Lai xung kích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(GLO)- Gia Lai hiện có 70 nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với năng khiếu và nỗ lực sáng tác, các tác giả đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về đất và người Gia Lai; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới.
Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

Thơ Lê Thành Văn: Đọc Di chúc Bác Hồ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ, những dòng Di chúc mà Bác để lại cho đồng bào vẫn còn vẹn nguyên. Bài thơ "Đọc Di chúc Bác Hồ" của tác giả Lê Thành Văn dâng trào niềm xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương cho một tấm lòng trọn đời vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Gương mặt thơ: Mai Thìn

Gương mặt thơ: Mai Thìn

(GLO)- Làm thơ từ khá trẻ, có thơ in báo rồi giành giải nhất cuộc thi thơ Bình Định lúc còn là sinh viên, anh bền bỉ với phong cách riêng của mình: cô đọng, suy nghĩ, giàu chất đúc kết nhưng vẫn mơ mộng. Thơ anh thường là ngắn và có những kết thúc bất ngờ: “hoa thật thì vài hôm/còn hoa giả/cứ mãi”.