Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.

Những gì trải qua luôn ám ảnh chị: “Đi cuối đất cùng trời/giấc mơ tôi vỡ/một mảnh buồn/tôi cất giữ/ga Tiên Kiên” hoặc như: “Hà Nội trong tiền kiếp của tôi/ám ảnh đêm dài cơn mơ chăn nệm/căn nhà tập thể chín mét vuông/tôi chen nhau với sách vở, bếp dầu, chai lọ/Mẹ tôi gương mặt mùa đông góa bụa/thức dậy bốn giờ sáng, ra đi hun hút gió/đón chuyến xe bus đầu ngày/cà mèn cơm rau muống, đậu phụ bữa trưa công sở”.

Là thạc sĩ văn chương, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, chị trở thành nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và từng là Tổng Biên tập Tạp chí Nha Trang, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, hiện đã về hưu sống tại Nha Trang và chị vẫn miệt mài viết. Chị là người tài hoa, có thể viết cả văn, thơ và đều có thành tựu.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.


HƯƠNG CỎ


Áo cơm đã mấy vũng lầy

hư danh bao đỉnh vơi đầy khói sương

lời yêu gửi gió ngàn phương

trời xanh một mảnh soi gương trong ngần

không vương tơ chốn đa đoan

chẳng vì tiền bạc tiêu hoang kiếp người

câu thơ nước chảy bèo trôi

vẫn nghiêng về phía phận đời khổ đau

dù không nên hạt mùa sau.



Xin làm hương cỏ đọng màu thời gian.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T


HỌA SĨ


Đừng gọi tên cảm xúc

đừng giải mã ánh mắt trao nhau

biển Phan Rí xanh một màu ma quái

đang hóa thành sơn dầu.

****

Hãy sẵn sàng cây cọ

căng tấm toan cát trắng

và vẽ lên đó

tình yêu.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T



KÝ ỨC MÙA ĐÔNG



Gió-đàn ngựa hoang

quần lên ngôi làng nhỏ

mái nhà tranh run rẩy neo vào gió

tiếng gọi vô hồi đêm đông.



Tôi cuộn mình trong ổ rơm

như củ khoai đất phèn vùi tro trấu

nghe nhồn nhột sống lưng, rân rân dòng máu

ôi những cọng rơm vàng chăn nệm tuổi thơ.



Giá buốt tiếng gà khuya

khàn khàn ngái ngủ

sân rêu rơi đằm một tầu cau

nhọ nhem ánh đèn dầu

cha ngồi lặng phắc như dáng núi

giòn giã thuốc lào

trầm tư khói

người nghĩ về gió bấc mưa giông

về những cánh đồng quanh năm gối vụ

lưng mẹ còng thêm sau mỗi mùa đông giá

ngón tay gầy sóng sánh nước chè xanh

cơm mới nở hương, ngọt tép riu đồng

ấm lòng cha suốt đường cày vạm vỡ.



Trâu ra chuồng lịch kịch phì phà sương

móng trâu gõ một điệu buồn vạn thuở

khép vạt áo nâu bờ đê ngược gió

cha bước thầm bạc cỏ dấu chân.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null