Gói an sinh 26.000 tỉ: Đừng để nhận 1 đồng phải qua cả rừng thủ tục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu còn những thủ tục rườm rà, “hành là chính” ở cấp địa phương thì những nỗ lực của Chính phủ để ban hành gói an sinh lên tới 26.000 tỉ đồng sẽ không hiệu quả, thậm chí nhiều người bỏ cuộc vì "một tiền gà ba tiền thóc"!.

 

Người dân gặp khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ. Ảnh Trần Lưu
Người dân gặp khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ. Ảnh Trần Lưu


Năm ngoái, khi gói hỗ trợ 62.000 tỉ được triển khai thì có những câu chuyện mang tính “điển hình”. Đó là để nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng đã có người phải chạy về quê cách hàng trăm cây số để xin một giấy xác nhận. Số tiền để làm thủ tục còn cao hơn số tiền hỗ trợ.

Đối với doanh nghiệp cũng là một “rừng thủ tục” khiến họ bất lực. Nói như chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam: "Rất nhiều điều khoản và điều kiện khá vô lý".

Sự “vô lý” ấy đã tạo ra một sự vô lý khác. Đó là tính đến tháng 6.2021, gói hỗ trợ 62.000 tỉ mới thực hiện được 0,19% hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp mới đạt chưa đến 1% còn hỗ trợ cho người lao động theo hợp đồng phải chấm dứt hợp đồng... cũng chưa đến 1%, chỉ đạt 0,22 - 0,49%...

Hôm qua, báo chí đưa ra chi tiết Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã rời cuộc họp Chính phủ rất muộn để chờ Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức ký, ban hành Nghị quyết về gói hỗ trợ 26.000 tỉ.

Chi tiết ấy khẳng định sự khẩn trương của Chính phủ. Nghị quyết lần này được đánh giá là cụ thể hơn, đặc biệt là tiếp tục nhắc đến những đối tượng lao động tự do.

Đây là đối tượng khó xây dựng tiêu chí nhất, làm thủ tục khó nhất và thường “bỏ cuộc”.

Chủ trương nhất quán của Chính phủ là không để ai bị bỏ lại phía sau. Để việc giải ngân hiệu quả phải rõ ràng về tiêu chí, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Ở phiên họp Chính phủ hồi tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vào tinh thần làm việc với những chữ “thật”: nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; người dân, doanh nghiệp hưởng ứng thật và được thụ hưởng thật các thành quả.

Hôm qua, người đứng đầu Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh: kiên trì thực hiện mục tiêu kép nhưng không máy móc, cứng nhắc, phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa.

Đó chính là những chỉ đạo để giải bài toán giải ngân các gói an sinh. Chỉ khi các trách nhiệm gắn với từng đơn vị, cá nhân cụ thể thì họ mới mạnh dạn đề xuất các phương án tối ưu, nhanh chóng đưa tiền hỗ trợ đến đối tượng nhanh nhất.

Để dân không tiếp cận được khoản tiền hỗ trợ vì vướng thủ tục phải là lỗi của những người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/goi-an-sinh-26000-ti-dung-de-nhan-1-dong-phai-qua-ca-rung-thu-tuc-926388.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.