Góc khuất đen tối trong đấu thầu thiết bị y tế Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhân viên các hãng quốc tế như GE, Siemens kiếm lời lớn nhờ chi tiền hối lộ các giám đốc bệnh viện.
 
Một phụ nữ được chữa trị tại một bệnh viện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
Một chuyến đi tắm hơi. Gói vào câu lạc bộ đánh golf. Đồng hồ đắt tiền. Vali xếp kín các xấp tiền mới cứng, tổng cộng 220.000 USD. Đó là muôn vàn cách hối lộ các quan chức y tế ở Trung Quốc. Tất cả nhằm khiến các bệnh viện công mua thiết bị y tế có giá hàng triệu USD của các hãng nước ngoài như General Electric, Siemens, Philips và Toshiba.
Một cuộc khảo sát của New York Times đối với hồ sơ các vụ kiện cho thấy các hãng nước ngoài đóng vai chính trong nạn tham nhũng đã trở thành "đại dịch" của ngành y tế Trung Quốc. Hồ sơ tòa án cho thấy nhân viên các hãng như GE, Philips và Siemens khai nhận đã hối lộ các quan chức, hoặc chấp thuận để các bên thứ ba đưa hối lộ.
Trong một vụ án năm 2016, giám đốc bệnh viện Wu Dagong nhận hối lộ 1 triệu USD từ hai nhân viên bán hàng GE để ký hợp đồng mua máy chụp cắt lớp vi tính (CT) giá 4 triệu USD. Nhân viên bán hàng đi theo ra xe ông Wu, rồi đặt vali tiền tổng cộng 220.000 USD vào cốp xe. Ông Wu bị kết án 15 năm tù.
Siemens, GE, Philips và một số hãng khác nói các bệnh viện thường buộc họ bán hàng qua trung gian, và khẳng định họ luôn tuân thủ luật pháp Trung Quốc, chấm dứt quan hệ với mọi nhân viên hay đại diện bán hàng có sai phạm.
“Đại dịch” trong ngành y
Theo New York Times, nền kinh tế Trung Quốc, cũng như nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng, đã tăng trưởng quá nhanh, khiến năng lực thực thi pháp luật của nước này không đuổi kịp. Một số ngành như y tế tồn tại “văn hóa” hối lộ và tham nhũng, trong bối cảnh số lượng người già đang cần chăm sóc y tế tăng nhanh.
Theo báo cáo của hãng tư vấn McKinsey, đến năm 2020, chi phí y tế ở Trung Quốc sẽ lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm. Chi phí mua thiết bị y tế nói riêng đạt 22 tỷ USD vào năm ngoái, theo New York Times.
“Tham nhũng đang rộng khắp như một đại dịch trong ngành y tế Trung Quốc”, Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu y tế toàn cầu ở Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR), nói với New York Times. Một nguyên nhân là lương ngành y tế nhà nước quá thấp so với khu vực tư nhân.
Một cuộc điều tra của tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung năm ngoái đã cho thấy nhiều vụ nhân viên Siemens hối lộ quan chức Trung Quốc. Cuộc khảo sát các vụ án của New York Times mới đây tiếp tục cho thấy có nhiều lớp trung gian giữa nhà sản xuất và giám đốc bệnh viện. Họ định giá và tính cả tiền hối lộ, hoa hồng. 
Trong cả chục thương vụ của Siemens và GE, giá được đẩy lên tới 50%, thậm chí gấp đôi khi có bên thứ ba, theo các tài liệu của các hãng và các bệnh viện.
“Nhiều lớp nhà phân phối ở giữa tạo điều kiện để bòn rút tiền, làm giả giấy tờ và hối lộ”, theo Wade Weems, một cựu công tố viên liên bang Mỹ và luật sư tại văn phòng luật Kobre & Kim ở New York và London.
 
Cảnh chen lấn tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.
Trong các vụ án được New York Times khảo sát, các công ty nước ngoài không bị cáo buộc, vì công tố viên Trung Quốc tập trung vào các quan chức trong nước.
Trong một vụ việc năm 2016, một giám đốc bệnh viện ở thành phố Khâm Châu, Quảng Tây, nhận 900.000 USD từ đại diện của Siemens để đồng ý mua máy chụp cộng hưởng từ (MRI) của hãng. Đại diện Siemens nhét tiền vào vali và để vào cốp xe ông Chen Fengkun. Ông Chen bị kết án 15 năm tù, còn đại diện Siemens lĩnh ba năm tù.
Tờ báo nhà nước đưa tin nhiều nhất về vụ việc, The Legal Evening News, nhắc đến 19 vụ hối lộ khác liên quan đến đại diện Siemens từ năm 2014-2015.
Trong vụ án khác cũng năm 2016, giám đốc một bệnh viện ở tỉnh An Huy, Gao Xuezhong, bị kết tội nhận hối lộ từ giám đốc bán hàng của Siemens, được nhắc đến với tên An. Khoản hối lộ bao gồm tiền mặt và nhà cho vợ và con ông Gao. Máy MRI bị đội giá từ 1,3 triệu USD lên 1,7 triệu USD. Gao và An đút túi tiền chênh lệch. Gao lĩnh 11 năm tù. An có tên trong một vụ hối lộ khác cùng thời điểm.
Công ty làm bình phong cho thương vụ mua bán gian lận này, do ông An và ông Gao lập nên, là công ty thương mại xuất nhập khẩu Yameiya An Huy. Công ty này đã có tên trong hàng loạt vụ hối lộ khác liên quan tới thiết bị y tế của Siemens và GE.
Siemens cho biết đã chấm dứt quan hệ với Yameiya sau khi biết về các vụ án từ năm 2014. Nhưng theo New York Times, gần đây, Yameiya vẫn làm trung gian cho hàng chục vụ mua bán thiết bị của Siemens, GE, Philips và Toshiba, theo hồ sơ về các thương vụ.
Các cuộc đấu thầu chỉ là màn trình diễn
Chính quyền Trung Quốc và các hãng từ nhiều năm nay cũng nỗ lực chống tham nhũng trong ngành y tế. Siemens cam kết năm 2008 sẽ kiểm tra dấu hiệu tham nhũng trong các thương vụ bán thiết bị y tế ở Trung Quốc. Năm năm trước, chính quyền buộc công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline nộp phạt 500 triệu USD vì hối lộ bác sĩ, bệnh viện.
Nhưng tổn thất sau cùng vẫn là 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Không chỉ đội giá lên 50% hoặc hơn, các nhà cung cấp thiết bị y tế còn cấu kết để đẩy giá lên cao và không phải cạnh tranh lẫn nhau về giá.
Các cuộc đấu thầu chỉ là màn trình diễn. Trong vụ giám đốc bệnh viện ở Bắc Kinh Xiao Feng nhận hối lộ 330.000 USD để mua thiết bị Toshiba và Siemens, một giám đốc khác khai rằng “đấu thầu chỉ là hình thức, để quá trình mua bán trở nên hợp pháp và hợp lý”.
Các công ty đều biết đấu thầu chỉ là diễn, một đại lý bán hàng Toshiba tên Han khai trước tòa. “Đây là quy tắc bất thành văn trong ngành”, ông Han nói trong phiên tòa. “Chúng tôi bắt tay với nhau”.
 
Các nhân viên thực hiện chụp X-quang tại một bệnh viện ở Thượng Hải. Ngành y tế Trung Quốc bị cho là tồn tại “văn hóa” hối lộ và tham nhũng.
Mức đội giá qua trung gian có thể khá cao. Siemens bán trực tiếp máy chụp MRI cho Học viện Y học Trung Quốc ở Bắc Kinh với giá 2.800 USD, nhưng bán qua môi giới với giá 4.700 USD.
Dùng môi giới không có nghĩa là các hãng nước ngoài không phạm pháp. Luật Trung Quốc buộc các công ty phải ký giấy ủy quyền cho các thương vụ. Theo luật Chống Tham nhũng tại Nước ngoài (FCPA) của Mỹ, các công ty có thể bị truy tố vì sai phạm của các bên thứ ba.
“Nếu có khác biệt quá lớn giữa bán hàng trực tiếp và bán hàng qua bên thứ ba, thì đó là báo động đỏ”, Richard Bistrong, người đã lĩnh án tù vì đưa hối lộ và nay đang giúp các công ty siết chặt việc tuân thủ luật, nói với New York Times.
Cựu giám đốc phụ trách tuân thủ luật pháp cho đơn vị y tế của Siemens ở Trung Quốc, Meng-Lin Liu, thậm chí còn cáo buộc Siemens biết rõ về nạn hối lộ. Ông trở thành “người thổi còi” khi lên tiếng về sai phạm trong đơn vị của mình, và bị sa thải. Ông kiện lại hãng Siemens vì động thái trả thù người thổi còi ở tòa án New York năm 2013, nhưng không thành. Siemens đã phủ nhận cáo buộc của ông Liu.
“Tất cả đều cấu kết với nhau... Mọi người đều biết. Vấn đề là làm sao để mọi người lên tiếng. Vì mọi người đều sống dựa vào hệ thống này, và không ai dám tố ai”, ông Liu nói với New York Times. 
Theo Hoàng Ngọc (PLVN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.