Gỡ "nút thắt" giải ngân vốn đầu tư - Kỳ 3: Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ nêu rõ, đến hết tháng 9/2021, địa phương nào có kết quả giải ngân dưới 60% thì Trung ương sẽ thu hồi vốn. Đây là một thách thức rất lớn đối với tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay khi tiến độ giải ngân vốn còn thấp. Điều này đòi hỏi UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương phải thực sự quyết liệt trong triển khai cách làm.
Hành động quyết liệt
Có thể nói, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là nhiệm vụ rất quan trọng của tỉnh. Tại nhiều cuộc họp UBND tỉnh, vấn đề này được đưa ra thảo luận, mổ xẻ rất nhiều. Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư. Đây là giải pháp thể hiện sự quyết tâm cao của UBND tỉnh trong vấn đề này.
Tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Tổ sẽ kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc đẩy mạnh triển khai các dự án, giải ngân vốn đầu tư. Tổ có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 theo quy định pháp luật.
Ngày 26/8/2021, Tổ công tác đặc biệt đã tổ chức phiên họp đầu tiên. Tại đây, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được các địa phương, đơn vị trao đổi thẳng thắn.
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư Hồ Văn Mười nhấn mạnh: “Trên tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm của ai, sở ngành nào thì phải làm. Chúng ta phải kiểm điểm nghiêm túc, chứ không thể để tình trạng này kéo dài được”.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười cũng cho biết, thời gian hiện nay không còn nhiều. Ngay từ bây giờ, không kể thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ, toàn tỉnh phải tập trung vào làm. Trong quá trình làm, các sở, ngành, địa phương phải có sự kết nối. Mỗi đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạt trong các khâu từ khi phê duyệt, hoàn thiện hồ sơ đến giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án.  
Cùng với việc thành lập Tổ công tác đặc biệt, nhiều sở ngành chủ lực như: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường… được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện.  
Nhà thầu và chủ đầu tư cùng tiếng nói
Qua tìm hiểu của phóng viên, nhiều nhà thầu hiện nay chưa phối hợp tốt với chủ đầu tư trong thi công các công trình, dẫn đến nhiều thủ tục vướng mắc không được gải quyết kịp thời. Đây cũng là một nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo nhiều đơn vị thi công, muốn giải ngân vốn nhanh, trong quá trình thực hiện phải tìm được tiếng nói chung giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty MTV Phúc Hải (Đắk Mil), đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thi công nhiều công trình quan trọng trên địa bàn. Trong quá trình thi công, nhiều thời điểm công ty gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã phối hợp với công ty tổ chức gặp gỡ người dân, triển khai bồi thường đúng quy định. Công trình vì thế cũng được triển khai đúng tiến độ, không phát sinh vướng mắc.
“Khi nhà thầu và chủ đầu tư có sự phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tháo gỡ mọi vướng mắc sẽ được giải quyết nhanh”, ông Hải chia sẻ.

Ban Quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất Đắk Mil phối hợp với nhà thầu tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thi công công trình trên địa bàn
Ban Quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất Đắk Mil phối hợp với nhà thầu tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thi công công trình trên địa bàn
Liên quan đến lĩnh vực này, ông Nguyễn Trí Kỷ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông cho rằng: “Chủ đầu tư với nhà thầu thường xuyên gặp gỡ, trao đổi khó khăn, vướng mắc. Quan trọng hơn, UBND tỉnh cần có cơ chế đấu thầu theo hướng công khai, minh bạch. Trong đó, cơ chế ưu tiên cho nhà thầu là doanh nghiệp tại địa phương phải được chú trọng”.
Theo ông Kỷ, nhiều đơn vị thi công trong tỉnh rất có năng lực. Nguồn lao động linh hoạt nên đáp ứng được tiêu chí thi công khi cần thiết. Cùng với các doanh nghiệp, hiện nay, Hiệp hội có hướng tiến tới lập ra câu lạc bộ ngành xây dựng, với tinh thần cùng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Việc thành lập câu lạc bộ sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp đón đầu những cơ hội sắp tới.
Khi dịch bệnh tạm lắng, Đắk Nông dự báo sẽ “bùng nổ” các dự án về du lịch, nông nghiệp, hạ tầng… Đều này đòi hỏi mức đầu tư, máy móc, nguồn nhân lực lớn, bảo đảm tiến độ, hiệu quả công trình.
Đánh giá nhà thầu bằng chất lượng, hiệu quả và tiến độ
Qua ghi nhận, cùng với sự vào cuộc, có cố gắng của các sở, ngành, thời gian gần đây, việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư có nhiều chuyển biến.
Theo ông Bùi Văn Hường, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất Đắk Glong, đối với những vướng mắc, đề xuất của địa phương được các đơn vị liên quan như Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng giải quyết kịp thời.
“Sau khi được giải quyết, hiện tại, chúng tôi đang tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn. Làm sao phấn đấu đến cuối năm 2021 bảo đảm tiến độ đề ra”, ông Hường cho biết.
Nói về quyết tâm giải ngân vốn đầu tư, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ cho phép vướng nguyên nhân khách quan, còn không cho phép nguyên nhân chủ quan xảy ra. Để làm được điều này, ngoài nỗ lực, chúng tôi rất mong sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành trong giải quyết khó khăn, vướng mắc tồn tại”.

Dự án khu bờ Đông hồ Gia Nghĩa đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ
Dự án khu bờ Đông hồ Gia Nghĩa đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ
Tại phiên họp Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười nhấn mạnh, toàn tỉnh phải tập trung quyết liệt, cùng nhau cộng đồng trách nhiệm để thúc đẩy tiến độ giải ngân.
Cứ hai tuần, Văn phòng UBND kết hợp với sở chuyên môn nắm chắc và báo cáo tiến độ giải ngân cho UBND tỉnh. Trong đó, các đơn vị nói rõ luôn cái gì làm được và chưa làm được. Nếu chưa làm được các đơn vị chỉ rõ luôn trách nhiệm đó thuộc về ai để cuối năm thực hiện kiểm điểm và chịu trách nhiệm.
Đặc biệt, đối với những công trình, dự án nhận tiền rồi không triển khai thi công đó là những nhà thầu yếu kém. UBND tỉnh sẽ kiên quyết không ưu tiên những trường hợp này. Đối với những doanh nghiệp đủ tiềm lực, trình độ, bản lĩnh hơn sẽ được ưu tiên.
“Giờ không quan tâm nhà thầu là của ai. Cứ theo quy định công bằng, bình đẳng để làm. Vì quan điểm nhất quán của UBND tỉnh hướng đến là chất lượng, hiệu quả và thời gian”, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười khẳng định.
Đến 30/9/2021, Đắk Nông giải ngân được 1.362 tỷ đồng, đạt 64,4% kế hoạch vốn năm 2021 và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, Đắk Nông đã vượt xa so với tiến độ giải ngân vốn bình quân chung của cả nước (46,2%).
Bài, ảnh: Nguyễn Lương (baodaknong.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.