Giúp thanh niên phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều ý kiến tâm huyết từ thực tiễn, đòi hỏi Đoàn phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của người trẻ, xứng đáng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên...

Trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI có nêu rất nhiều giải pháp để hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, sáng tạo khởi nghiệp.

 

Người trẻ giới thiệu các mô hình khởi nghiệp ứng dụng công nghệ.
Người trẻ giới thiệu các mô hình khởi nghiệp ứng dụng công nghệ.

Tuy nhiên, từ thực tiễn, tôi nghĩ công tác Đoàn nhiều năm qua đã quan tâm hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, miền núi, nhưng trong giai đoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, nên đầu tư lựa chọn những hạt nhân nòng cốt chia theo nhóm, theo nghề để có sự hỗ trợ tập trung hơn.

Trên toàn H.Quản Bạ (Hà Giang), hiện có 132 mô hình phát triển kinh tế trong lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu là trâu, bò, dê… nhưng thanh niên đang làm chủ các mô hình cùng một loại vật nuôi, chủ yếu làm ăn đơn lẻ, mạnh ai nấy làm. Điều này khiến tổ chức Đoàn rất khó hỗ trợ bằng các chính sách hiện có và chính quyền địa phương không thể quy hoạch nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển quy mô lớn. Vật nuôi xuất chuồng chủ yếu bán cho thương lái, nhỏ lẻ, không thể liên kết với đơn vị giết mổ, tiêu thụ. Bên cạnh đó, thanh niên rất khó tiếp cận chính sách vay vốn hiện tại do không có tài sản thế chấp. Tuy có được vay ưu đãi, theo hình thức tín chấp thì mức vay khoảng 20 - 30 triệu đồng/hộ thanh niên cũng chỉ đủ đầu tư nuôi 1 con trâu hoặc 1 con bò.

Để tổ chức và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gắn với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, T.Ư Đoàn nên có giải pháp định hướng, hướng dẫn liên kết giữa thanh niên đang làm chủ các mô hình kinh tế có cùng con giống, vật nuôi, nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh… thành các nhóm nhỏ, tổ chức dưới dạng hợp tác xã toàn xã, hợp tác xã liên xã, chọn lựa một cá nhân làm nòng cốt.

Nếu tổ chức thành công mô hình này sẽ giúp chính sách hỗ trợ tín dụng dễ đi vào đời sống hơn, khi các gói vay vốn lớn, quy mô từ hàng trăm triệu đồng trở lên, dù ở Ngân hàng Chính sách xã hội hay các ngân hàng thương mại, đều hướng đến các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh quy mô lớn. Cách làm này góp phần tạo ra các mô hình hợp tác xã thanh niên, tạo cơ chế thuận lợi liên kết với doanh nghiệp, thu hút đầu tư, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ ngay từ khâu sản xuất cho đến bao tiêu sản phẩm.

Có giải pháp hỗ trợ các nhóm thanh niên yếu thế trong xã hội

Đoàn cần tiên phong cho việc thực hiện những chính sách hỗ trợ nhóm thanh niên yếu thế. Bởi vì, đó cũng là trách nhiệm cao cả của tổ chức đối với thành viên và nhờ đó, khoảng cách xã hội có thể giảm dần trong tương lai.

Cần xác định nhóm thanh niên yếu thế là nhóm cần được ưu tiên trong chương trình hoạt động. Bên cạnh đó, T.Ư Đoàn nên phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH, Bộ GD-ĐT thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ về nghề nghiệp, giáo dục...

Cần thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các cơ hội giáo dục cho các nhóm yếu thế. Hiện nay, thanh niên rất cần các chương trình học nghề và lập nghiệp. Với thanh niên ở đô thị và nông thôn, cần phải có những giải pháp khác nhau phù hợp với đặc thù của địa bàn.

Phải đóng vai trò là “chỗ dựa” của thanh niên

T.Ư Đoàn cần chỉ đạo các cơ sở Đoàn khu vực trường học định hướng cho học sinh, sinh viên về kinh nghiệm trong cuộc sống, những kiến thức, kỹ năng trước khi bạn trẻ bước vào môi trường mới.

Cụ thể là thường xuyên tổ chức những buổi trò chuyện theo hình thức chia sẻ kinh nghiệm cho bạn trẻ đang trong độ tuổi đi học. Đoàn cũng cần tạo ra những trào lưu mang màu sắc trẻ trung, sôi nổi và luôn “làm mới” mình để bạn trẻ cảm thấy không thể thiếu vai trò của Đoàn trong đời sống hằng ngày của họ. Đoàn đóng vai trò là “chỗ dựa” vững chắc cho thanh niên khi họ gặp phải những khó khăn trong đời sống, học tập, việc làm.

Phan Hậu - Đăng Nguyên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Trại hè thiếu nhi năm 2025 diễn ra tại TP Quy Nhơn

(BĐ) - Trại hè thiếu nhi năm 2025 do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày  25 và 26.6 tại TP Quy Nhơn, với nhiều hoạt động sôi nổi như: Giải bóng đá và bơi lội thiếu nhi cấp tỉnh, thi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ, biểu diễn võ thuật, vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tham gia trò chơi dân gian
Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Mùa hè được xem là khoảng thời gian để trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ. Bốn bộ sách kỹ năng sống của Đinh Tị Books cho trẻ nhỏ dịp hè sẽ giúp các em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, để có một mùa hè thật vui và ý nghĩa.

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Định hướng công tác giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ 7, khóa XII, anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh, việc sơ kết 10 năm triển khai chỉ thị về Chỉ thị số 42- CT/TW là nội dung quan trọng, không chỉ tổng kết một giai đoạn mà còn định hướng cả một chặng đường dài trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

null