Giúp học sinh không bỏ học sau tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng một số học sinh bỏ học sau tết thường xuyên diễn ra, nhất là tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Học sinh bỏ học sau tết là nỗi lo chung của nhiều thầy cô giáo, nhà trường khi kỳ nghỉ kéo dài từ 7-16 (tùy theo địa phương).

Chẳng hạn, Khánh Hòa được nghỉ tết 14 ngày (từ ngày 5.2 đến 18.2), học sinh sẽ trở lại trường học tập ngày 19.2 (mùng 10 tết). Người viết nhận thấy hiện có một số nguyên nhân học sinh bỏ học sau tết.

Thứ nhất, vì cha mẹ lo làm ăn quanh năm không có thời gian quan tâm con cái. Vì vậy, nhiều em học hành sa sút, nảy sinh tâm lý chán nản, rồi bị bạn bè lôi kéo nên bỏ học. Cũng không ít trường hợp phụ huynh giữ quan niệm con không nhất thiết phải học hành đến nơi đến chốn, chỉ cần biết đọc biết viết rồi đi làm kiếm tiền là đủ.

Ở một số địa phương có tình trạng nhiều học sinh nghỉ học sau tết. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Ở một số địa phương có tình trạng nhiều học sinh nghỉ học sau tết. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thứ hai, một số em có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh không đủ tiền đóng các khoản thu của học kỳ 2 nên đành cho con bỏ học sau tết. Cũng có một số em bỏ học vì thích đi làm để kiếm tiền tiêu xài hoặc phụ giúp gia đình. Cá biệt có trường hợp cha mẹ cho con ở nhà đi lấy chồng, nhất là ở miền núi dân tộc ít người, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại.

Thứ ba, thầy cô nói chung và giáo viên chủ nhiệm có quá nhiều công việc nên chưa thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thấu đáo để có giải pháp ngăn các bỏ học ngay từ đầu. Chỉ đến khi học sinh nghỉ học, giáo viên mới động viên, giúp đỡ thì đã muộn vì “mất bò mới lo làm chuồng”.

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau tết, chúng ta cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên suông mà phải xem xét từng hoàn cảnh để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất lẫn tinh thần như: chính sách miễn, giảm học phí; trợ cấp học phí, học bổng cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn.

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học.

Tổ tư vấn tâm lý học đường cần có kế hoạch giúp đỡ bằng việc kêu gọi các nhà hảo tâm đỡ đầu cho từng em “cặp lá yêu thương” “quỹ bạn nghèo”... Điều cần ghi nhớ thầy cô làm công tác tư vấn cần chủ động tìm đến, đừng ngồi đợi các em đến để tư vấn.

Về mặt tinh thần, hàng tuần, tổ tư vấn tâm lý học đường có thể chủ động thăm hỏi những em có nguy cơ bỏ học. Tổ tư vấn tâm lý có thể phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn, Đội, Công đoàn cùng chính quyền địa phương nhằm động viên gia đình, giúp sức học sinh nghèo.

Mỗi học sinh có hoàn cảnh cuộc sống khác nhau. Thầy cô có thể tranh thủ dịp nghỉ tết để đến thăm nhà học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em để giúp đỡ kịp. Đây là việc làm thiết thực ý nghĩa góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

(GLO)- Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ” tại Gia Lai là dự án hướng đến nâng cao năng lực của giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại diện nhóm cựu học sinh niên khóa 1997-2000 tặng học bổng cho học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê). Ảnh: M.N

Tri ân mái trường xưa

(GLO)- Với mỗi cựu học sinh, mái trường xưa là mảng ký ức không thể phai mờ. Vì thế, nhiều cựu học sinh đã trở về mái trường xưa để tri ân bằng những việc làm thiết thực. Những hoạt động ý nghĩa ấy đã viết tiếp câu chuyện đẹp về tình người, lòng biết ơn và truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xúc động những lá thư tri ân

Xúc động những lá thư tri ân

(GLO)- Với học sinh khối 12, mùa hè là thời gian đánh dấu sự trưởng thành để đi đến những chân trời mới và thực hiện hoài bão, ước mơ. Qua những lá thư tri ân, các em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy-cô giáo và bố mẹ-những người luôn đồng hành, nâng đỡ trong suốt những năm tháng học trò.

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

(GLO)- Ngày 3-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Quỹ Phát triển Tài năng Việt-Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cà Phê Ông Bầu khánh thành và bàn giao “Bể bơi di động” tại Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Dun).

Bà Tiên nơi rẻo cao

Bà Tiên nơi rẻo cao

Nhiều học sinh của Trường Trường Tiểu học và THCS Ba Lế, xã Ba Lế (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) vẫn thường gọi bà Nguyễn Thị Thủy Tiên (58 tuổi) - nhân viên cấp dưỡng của trường, là bà ngoại.

Về nơi "gieo" chữ thời lửa đạn

Về nơi "gieo" chữ thời lửa đạn

Bia Di tích lịch sử quốc gia "Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965 – 1975" vừa được khánh thành tại xã Cư Pui (huyện Krông Bông, Đắk Lắk), ngay tại vị trí Tiểu ban Giáo dục của tỉnh đứng chân hơn 50 năm trước đã đem đến những cảm xúc sâu lắng trong lòng nhiều thế hệ ngành giáo dục tỉnh.

null