Giữa mênh mông đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lâu rồi, tôi mới có dịp trở lại xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Chuyến công tác về với Mường Hoong của chúng tôi chưa đầy 2 ngày, nhưng cũng đủ để tôi cảm nhận, đắm say cùng với mênh mông đại ngàn nơi đây.

Ngày đầu tiên, lịch trình công việc khá dày đặc nên sau khi về đến chỗ ở được UBND xã Mường Hoong sắp xếp, tôi vùi mình vào chăn ngủ một giấc ngon lành. Những tia nắng của buổi sớm mai xuyên qua khe cửa sổ khiến tôi bừng  tỉnh giấc. Tôi chạy ra mở toang cửa. Chút se lạnh của buổi sáng sớm ùa vào khiến tôi tỉnh hẳn. Tôi hít một hơi thật sâu không khí trong lành của núi rừng. Sau cơn mưa đêm qua, có cảm giác bầu không khí ở nơi đây được gột rửa trở nên nhẹ bâng, tinh khiết, thật dễ chiu.

Từ căn nhà của Vườn ươm giống sâm Ngọc Linh nhìn ra, tôi thấy những tảng mây trôi bảng lảng như đang sà xuống thấp, phủ lên những nếp nhà, khói bếp bay lên quyện trong sương sớm làm cho khung cảnh trở nên thơ mộng. Buổi sáng ở miền sơn cước khá lạnh, nhưng nhà nào cũng dậy rất sớm nhóm bếp, nổi lửa nấu cơm lo cho bữa ăn của gia đình thật sớm, sau đó người lớn tranh thủ ra ruộng, lên rẫy bắt đầu một ngày lao động, trẻ con đến lớp cho kịp giờ.

Nắng lên, trời trong hơn, những áng mây dần tách ra, lãng đãng bay lên cao, ôm trọn dãy Ngọc Linh. Nắng sớm mùa thu vàng sóng sánh như mật ong rừng đầu mùa trải trên những thửa ruộng bậc thang còn đang gặt dở, vàng ươm. Tôi thầm nghĩ đây là “đặc ân” mà thiên nhiên dành tặng cho những “lữ khách” như tôi. Bởi, mùa này ở Mường Hoong ít có những ngày nắng đẹp đến vậy.


 

 Buổi sáng sớm, Mường Hoong mờ ảo trong sương và khói bếp. Ảnh: T.H
Buổi sáng sớm, Mường Hoong mờ ảo trong sương và khói bếp. Ảnh: T.H


Giữa bốn bề yên tĩnh, tôi lắng nghe tiếng suối reo, tiếng chim rừng lúc líu ríu, lúc lảnh lót… Tất cả hòa điệu tạo nên âm thanh lúc trầm, lúc bổng như một bản giao hưởng của đại ngàn.

Buổi sáng miền sơn cước thật tĩnh lặng khiến những âm thanh của thiên nhiên càng thêm rõ ràng, trong trẻo.

Mỗi lần về với các làng đồng bào DTTS nơi vùng sâu, nhất là đến Mường Hoong, tôi thường thích khoác ba lô tản bộ trên con đường bê tông nông thôn mới phẳng lỳ, hít hà không khí trong lành, lắng nghe tiếng nước suối dội vào không gian trong veo, hòa mình vào với thiên nhiên, với núi rừng để rũ bỏ những mệt nhọc của cuộc sống bận rộn nơi phố thị và tận hưởng sự thư thái trong tâm hồn.

Ở những nơi như thế này, tôi hay ngắm nhìn hai bên đường từng vạt hoa dại khoe sắc và nhẹ lay trước gió. Không có cảnh tấp nập ngược xuôi, không ồn ào còi xe, không vội vã bon chen, cũng chẳng phải lo toan “cơm áo gạo tiền”… như khi ở phố. Mọi thứ đều chậm rãi và bình yên.

Cô bạn tôi không cưỡng nổi vẻ đẹp của núi rừng mà tạo đủ tư thế “ép” tôi phải chụp cho ít hình để “nuôi face” (đăng trên facebook cá nhân).

Mấy người dân trong làng đi ngang qua, tưởng chúng tôi là các cô giáo mới lên nhận công tác ở vùng đất này nên cử chỉ, lời nói rất thân thiện, họ quan tâm bắt chuyện, hỏi thăm chúng tôi. Sợ chúng tôi không biết đường, có người còn gợi ý cho đi nhờ, có người tình nguyện dẫn đến trường. Nhưng đến khi biết chúng tôi là khách xa tới công tác, họ vẫn vui vẻ sẵn lòng giúp đỡ, không một chút đắn đo. Người vùng cao là vậy, thật thà, chân chất.

Trong cuộc đời làm phóng viên, chúng tôi có may mắn được đi đến nhiều nơi. Trong đó, những chuyến công tác vùng cao luôn để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó “gọi tên” và những tình cảm đặc biệt khó diễn tả bằng lời. Và, tôi tự nhủ, đôi khi hạnh phúc không hẳn là có thu nhập cao hay sự tiện nghi trong cuộc sống. Hạnh phúc thật bình dị và nó ở ngay trong lòng mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết yêu thương, trải lòng ra để sống với đời, với người và biết bằng lòng với những gì mình có được.

Hoàn thành mọi việc, lót dạ vài chén cơm nấu từ gạo bọc thép – loại gạo đặc sản của Mường Hoong, tôi về lại Kon Tum. Thế nhưng, chiều hôm đó khi về, tôi không đi theo con đường Tỉnh lộ 673 ra đường Hồ Chí Minh mà theo đường từ Ngọc Linh sang Tu Mơ Rông. Chiếc xe lắc lư băng băng giữa bao la núi rừng mát rượi. Tôi chống cằm, nhìn qua ô cửa kính xe, ngắm nhìn những đám mây bồng bềnh trôi, rồi kết lại ôm trọn những ngọn núi cao ngất.

Tạm biệt đại ngàn Mường Hoong- miền đất xa xôi luôn có sức hấp dẫn lạ thường với tôi, tôi thầm nghĩ chính những nơi như thế này đã góp phần làm cho mỗi chuyến đi của mình là một cuộc khám phá, trải nghiệm đầy thú vị.        


https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/giua-menh-mong-dai-ngan-20633.html

Theo Thiên Hương (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.