Giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tiếp nhận đầu tư là một ưu điểm của hội nhập, nhưng cần có chọn lọc.

Từ một nước nô lệ, Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2-9-1945.

 

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Hơn 70 năm qua, không chỉ nỗ lực phát triển đất nước, Việt Nam còn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng trong quá trình đó, vấn đề giữ vững độc, lập tự chủ, đặc biệt là độc lập tự chủ về kinh tế đang đặt ra những thách thức mới.

Hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hội nhập đã góp phần đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, chậm phát triển thành một nước đang phát triển, từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên hiện nay, nguy cơ lệ thuộc vào các nền kinh tế khác vẫn còn, khi đất nước ta có tới gần 80% dân số sản xuất nông nghiệp nhưng nhiều loại cây, con giống, giống lúa… còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Hay nông sản chủ yếu vẫn còn xuất thô, chưa điều tiết được giá trị, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Công nghệ còn lạc hậu, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ hầu như rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo. Đó là chưa kể đến thị trường trong nước đang dần trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của các nước khác, từ những mặt hàng nhỏ như cái kim, sợi chỉ, bó tăm, bó đũa, mớ rau cho tới những sản phẩm giá trị lớn.

Theo Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị công an nhân dân, để giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế cần có sự khơi thông, phát huy thế mạnh để phát triển một nền kinh tế mạnh.

“Trung tâm của vấn đề vẫn là điểm nghẽn về kinh tế trong quá trình hội nhập. Nếu lệ thuộc về kinh tế thì không có gì có được độc lập. Bây giờ muốn vượt qua, câu chuyện quan trọng là phải tập trung về vấn đề gì để tháo gỡ các điểm nghẽn về kinh tế. Làm sao tự chủ được về mặt kinh tế? Nền kinh tế này là nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, nhưng cái gì chúng ta không phụ thuộc, cái gì chúng ta tạo thế làm chủ” - GS.TS Trương Giang Long cho biết.

Đất nước ta đã và đang tiếp tục trở thành thành viên đầy đủ của các công ước, các thỏa ước quốc tế. Việc ký kết, thực hiện hàng loạt những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những nguy cơ mới, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường.

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, việc giữ gìn độc lập, tự chủ về kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với việc giữ gìn độc lập tự chủ về đường lối. Do vậy, cần chủ động trong hội nhập, chủ động trong lựa chọn chính sách hội nhập, có như vậy mới tránh được khả năng bị lệ thuộc. Và chỉ có chủ động trong hội nhập mới có thể đón đầu, chuyển hóa được thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành sức mạnh thực tế để vun đắp nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

“Nguyên lý về xử lý mối quan hệ độc lập tự chủ vẫn đề cao sự tự quyết trong quá trình lựa chọn chính sách hội nhập. Trên thực tế sự lựa chọn này dường như đang ít đi. Sự lựa chọn này được định hình bởi các thế lực bên ngoài mà chúng ta khó cưỡng lại được. Xuất phát từ vấn đề cạnh tranh nước lớn nổi lên thì vấn đề chủ chốt trong cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về luật chơi. Từ nhất đới nhất lộ cho đến TTP đều mang dấu hiệu cạnh tranh nước lớn” - PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng chia sẻ.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tiếp nhận đầu tư là một ưu điểm của hội nhập. Tuy nhiên, ngay cả việc tiếp nhận đầu tư cũng cần có chọn lọc, không thể đánh đổi bằng mọi giá. Đặc biệt trong tiếp nhận các nguồn vốn, công nghệ, tránh tình trạng tiếp nhận công nghệ lạc hậu, hủy hoại môi trường sống, biến nước ta trở thành bãi thải của thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tình trạng tiếp nhận đầu tư không chọn lọc sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ. Ông cho rằng: “Khả năng hội nhập với quốc tế về các mặt khác trong đó có mở cửa thị trường, mở cửa đất nước. Hạ tiêu chuẩn để tiếp thu đầu tư nước ngoài. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Hạ tiêu chuẩn môi trường, Nếu như càng hạ tiêu chuẩn thì chi phí sau này để khắc phục cái đó còn lớn hơn cái chúng ta thu được. Chính sách của nhà nước là rất đúng, tức là tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư là đúng, nhưng hạ môi trường là một nguy cơ.”

Bày tỏ tin tưởng vào bản lĩnh của Đảng trong gìn giữ, phát huy truyền thống độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập, các nhà nghiên cứu cùng thống nhất quan điểm khi cho rằng: cần phải có những nguyên tắc cơ bản trong hội nhập quốc tế, đó là chủ động, bản lĩnh và chọn lọc.

Nguyên Nhung/VOV

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.