Giọt nước mắt muộn màng của ông Tất Thành Cang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị cáo Tất Thành Cang - Cựu Phó Bí thư Thường  trực Thành ủy TP.HCM - đã khóc khi nói lời sau cùng. Và cùng như nhiều bị cáo từng là quan chức khác, ông Cang cho rằng, mình không cố tình phạm tội.

 

Bị cáo Tất Thành Cang. Ảnh: LĐO
Bị cáo Tất Thành Cang. Ảnh: LĐO


"Vụ án này xảy ra có liên quan đến bị cáo, nhưng nằm ngoài suy nghĩ và mong muốn của bị cáo. Bị cáo chỉ sai sót khi quá trình làm việc đã thiếu kiểm tra, không phát hiện kịp thời sai sót. Bị cáo gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước vì đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, Nhà nước" - bị cáo Tất Thành Cang đã nói trong nước mắt, nhất là khi nhắc đến gia đình, một gia đình truyền thống cách mạng đã bị ảnh hưởng vì ông.

Việc bị cáo Tất Thành Cang có cố tình sai phạm hay "nằm ngoài suy nghĩ và mong muốn" đã có các cơ quan tố tụng làm rõ. Tuy nhiên, không thể có chuyện chỉ sai sót mà ông Tất Thành Cang bị cách chức, khai trừ đảng và bị xử lý bằng pháp luật hình sự như ngày hôm nay.

Nhưng dù sao, cũng ghi nhận những lời nói sau cùng của bị cáo Tất Thành Cang, nhất là khi ông nhắn nhủ rằng, các cán bộ công chức vì lương tâm, trách nhiệm, vì nhân dân khi trình bày báo cáo với các cấp chính quyền cần trình bày trung thực, đầy đủ để người lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.

"Lương tâm, trách nhiệm, vì nhân dân, trung thực", những điều còn thiếu vắng ở nhiều công bộc hiện nay và cũng chính vì không có những phẩm chất này nên mới có nhiều quan chức rơi vào vòng lao lý. Bị cáo Tất Thành Cang nhận ra được những điều này thì đã quá muộn, nhưng sự ân hận và lời nói của ông là sự cảnh tỉnh đối với nhiều người khác.

Cũng như bị cáo Tất Thành Cang, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 8.6, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến - Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM - xin giảm án để sớm đi thi hành án, ông nói: "Bị cáo không vụ lợi mà chỉ sai do sơ suất. Bị cáo không phải biết sai mà vẫn làm. Đây có thể coi là tai nạn nghề nghiệp của bị cáo, nếu bị cáo chặt chẽ hơn thì mọi chuyện sẽ khác".

Nhiều bị cáo có chức có quyền, bằng này cấp nọ, học vị kia, nhưng khi ra trước tòa lại nói mình không được đào tạo bài bản, nên gây ra sai sót, sơ suất.

Tất cả bị cáo đều kể công, có quá trình công tác tốt, cống hiến cho đất nước không sợ gian khổ, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.

Nhưng tất cả lời tự bào chữa đó đều không thuyết phục, đơn giản vì họ đã có hành vi vi phạm pháp luật. Khi đã phạm những tội danh liên quan đến tham ô, tham nhũng, làm thất thoát tài sản của nhà nước, không thể tự cho mình là chí công, vô tư được.

Có ý kiến còn cho họ là "tinh hoa" của đất nước nhưng vướng vòng lao lý. Xin thưa, họ không phải là "tinh hoa", họ là quan chức biến chất, thoái hóa, là "những con sâu làm rầu nồi canh".

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giot-nuoc-mat-muon-mang-cua-ong-tat-thanh-cang-1054489.ldo

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.