Giới thiệu bộ tem 'Cây chè' - quảng bá cây công nghiệp Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 21/5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè” gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá mặt lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng, 15.000 đồng.

Việt Nam có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phù hợp. Nhằm giới thiệu vẻ đẹp, cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phát hành chuỗi tem về chủ đề này.

Giới thiệu bộ tem cây chè.

Giới thiệu bộ tem cây chè.

Trong đó, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước, có nhiều vùng trồng, sản xuất quy mô lớn, như: Thái Nguyên; Sơn La; Phú Thọ; Lâm Đồng... Các sản phẩm chè không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ổn định cho các địa phương, góp phần khẳng định vị thế, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bộ tem “Cây chè” được thiết kế theo phương pháp đồ họa, 2 mẫu tem miêu tả quá trình hình thành, sinh trưởng từ hạt, cây, hoa, quả… và cho ra thành phẩm trà trong đời sống thường ngày. Mẫu Blốc miêu tả cây chè cổ thụ được trồng trong môi trường thiên nhiên, khí hậu trong lành trên vùng núi cao… từ nguyên liệu được thu hoạch bằng phương pháp thủ công tạo ra sản phẩm trà Shan Tuyết đặc trưng riêng có của Việt Nam; nền blốc thể hiện hình ảnh đồi chè Long Cốc (Phú Thọ) nổi tiếng về cảnh quan cũng như vùng nguyên liệu trà.

Bộ tem do họa sỹ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, có khuôn khổ tem 32 x 43 mm, khuôn khổ blốc 90 x 80 mm, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 21/5/2024 đến ngày 31/12/2025.

Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Cây cà phê” gồm 4 mẫu, là bộ tem đầu tiên trong chuỗi tem giới thiệu cây về công nghiệp chủ lực của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.