Giao mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chừng như mới đây thôi mà mùa khô đầy nắng gió đã qua đi thật rồi. Những cơn mưa đầu mùa ập đến, là lúc phố phường Pleiku như thay áo mới, cây cối xanh tươi bao phủ khắp mọi nơi càng làm cho cao nguyên thêm giàu sức sống.
Không khí sau những cơn mưa đầu mùa thêm trong lành, dịu mát. Mặt đất như thắm đỏ hơn, mang hương thơm của muôn loài cỏ dại. Những con đường, mái nhà, hàng cây được gột sạch bụi bặm, lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Bầu trời trong vắt như rộng và sâu thẳm hơn, những cơn gió se se lạnh thoảng qua, ta như cảm nhận cái sức sống căng tràn của lá cây, ngọn cỏ. Từng chồi non xanh mơn man bắt đầu nhú ra từ những hàng cây ven đường, vươn mình khám phá thế giới tươi đẹp. Mắt lá xanh biếc, thiên nhiên như được hồi sinh với một diện mạo mới. Cái khoảnh khắc giao thoa của đất trời thật kỳ diệu! Sáng sớm, Phố núi chìm trong làn sương mờ giăng giăng tạo nên bức tranh thơ mộng và yên bình đến lạ! Thành phố trẻ ngày càng đẹp hơn, cái vẻ đẹp hiện đại nhưng không kém phần tinh khôi. Ven thành phố, Biển Hồ trong xanh vẫn lồng lộng gió, đồi thông reo ngút ngàn tỏa mùi hương tinh khiết. Xa xa tứ bề thành phố là những dãy núi xanh mượt nhấp nhô, ẩn hiện trong làn sương mờ.
Chỉ sau vài cơn mưa, khi độ ẩm được cung cấp đầy đủ, khắp nơi, thế giới của côn trùng bắt đầu sinh sôi, bướm vàng dập dìu bay xuôi chiều gió. Cảm giác được hòa cùng đàn bướm vàng bay rợp trời trên những con dốc thật lạ lùng, khó tả như chốn thần tiên. Tôi chợt nghĩ, nếu có bạn nào đó ở nước ngoài mà được chứng kiến cảnh tượng này hẳn sẽ bỡ ngỡ biết bao. Sau những cơn mưa đầu mùa, dưới ánh đèn điện từng đàn mối khổng lồ bay ra giăng kín cả một khoảng trời.
Đường Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) rợp bóng cây xanh. Ảnh: Đức Thụy
Đường Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) rợp bóng cây xanh. Ảnh: Đức Thụy
Thời tiết cao nguyên mùa này lạ lắm, có hôm trời oi bức, tự dưng mây đen kéo đến âm u, không sấm chớp dữ dội, chỉ im lìm thế mà một lúc lại mưa rào ập tới. Vậy nhưng, chỉ trong chốc lát những vạt nắng vàng lại dàn trải trên mọi nẻo đường, góc phố mang theo hơi nước mát, lành lạnh. Trên bầu trời cao xa, những áng mây trĩu nặng lững lờ trôi. Lại có hôm, nắng chợt gay gắt không kém gì mùa hạ của vùng Bắc Bộ. Người ta bảo thời tiết Tây Nguyên như cô gái đỏng đảnh hay dỗi hờn, lúc nắng, lúc mưa, một ngày có tới bốn mùa. Sáng sớm và khi màn đêm buông xuống nhiệt độ hạ xuống đột ngột, thời tiết se se lạnh cũng khiến ai đó phải khoác lên chiếc áo gió mỏng manh. Đến trưa cái nắng có lúc như đổ lửa, nhiệt độ tăng cao không kém mùa hè Bắc Bộ. Chiều chiều, thời tiết mát mẻ, dìu dịu như mùa thu. Nhưng ai đã quen với khí hậu này lại cảm thấy cái độc đáo riêng chỉ ở thành phố trên cao nguyên này mới có.
Bà con nông dân gọi mưa đầu mùa là “những cơn mưa vàng”, loài cây nào cũng thích nghi, sinh trưởng và phát triển mạnh trên mảnh đất này. Có những đoạn đường hoa bằng lăng cũng bắt đầu khoe sắc. Chạy ra vùng ven thành phố bạn sẽ thấy hai bên đường phủ bởi sắc xanh của loài cỏ dại. Những đàn bò đủng đỉnh gặm cỏ. Trước cửa mọi nhà đều trồng những khóm hoa, những giàn hoa thi nhau khoe sắc, bà con dạo này yêu đời lắm, đua nhau trồng cây cảnh và hoa để cho ngôi nhà, thôn xóm mình thêm tươi đẹp. Thi thoảng gặp con đường tràn ngập sắc hoa. Thích nhất của cảnh sắc ven đô là những vườn rau xanh tốt, vườn cây trĩu quả. Mận chín đỏ mọng trên cành, những đồi chè xanh um, tua tủa mầm non. Nương cà phê tươi tốt hẳn lên, những chùm quả mới như lớn lên từng ngày. Sầu riêng bắt đầu nở những chùm hoa bụ bẫm. Mít chín cũng dần tỏa hương khắp đường thôn, ngõ xóm. Dưới những thung lũng là cánh đồng nhỏ sắp vào vụ mới. Trên sườn đồi, khi có vài cơn mưa xuất hiện bà con lại náo nức trỉa bắp, trồng mì... Chỉ vài tháng nữa thôi, bạn sẽ bắt gặp những đồi nương bạt ngàn sắc xanh cây lá, có khi là cả một vùng đồi đỏ tươi hoa chuối đung đưa!
Phố núi Pleiku ngày giao mùa dịu mát. Và vùng ngoại ô sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ai thích cuộc sống trầm lặng, giản dị với thú điền viên tao nhã. Nơi đây sẽ giúp bạn hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ để tận hưởng những giây phút êm ả, thanh bình.
NGUYỄN THỊ HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.