Mưa tháng 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi ít khi xem dự báo thời tiết bởi “Nắng mưa là chuyện của trời”, vậy thì hãy cứ tùy duyên mà đón nhận. Ngày nhỏ đi học, gặp một cơn mưa bất chợt, tôi thấy vui làm sao. Được tắm trong mưa, được nô đùa và về nhà có khi bị đòn roi cũng vì mưa. Ai ngờ được, cơn mưa đó đã tinh quái mang tuổi thơ đi mất, để mai này có bôn ba khắp bốn phương trời cũng đâu có thể tìm lại được.
Nhưng rồi mỗi tuổi, người ta lại như cái cây gai góc, xù xì và cứng cỏi thêm, đón nhận nắng mưa, oi bức, giá lạnh bằng một tâm thế khác. Ngẫm ra, đất trời cũng đôi khi cả tin, bồng bột và nông nổi. Mùa này, sự nông nổi ấy làm bầu trời cao thêm, đất rộng hơn, những con đường thì mời gọi xa xăm hun hút…
Từ nhỏ, đôi lúc tôi tự hỏi, ngoài chất diệp lục được quang hợp từ ánh nắng, ngoài mỡ màu của đất, điều gì làm những hàng cây xanh đến thế? Hay còn vì những cái cây cả tin, cả tin vào những trận mưa, vào làn gió ấm, vào sự hồ hởi của đất đai và lòng người.
Trong màu xanh thẫm đó có “lửa”, một thứ “lửa” cháy bằng nội lực của mùa màng, “cháy” quên cả cái quy luật sinh-trụ-dị-diệt bất khả kháng của muôn loài, “cháy” vô thường tươi tốt.
Nhưng nông nổi hơn còn là những người đã trót yêu mùa xanh non này. Một hàng phượng đỏ rụng thắm sân trường; một con phố tím ngăn ngắt bằng lăng đang nhòe đi trong mưa… đã khắc sâu trong tâm hồn. Nếu ta không yêu, sao mùa cả tin mà sum suê, náo nức. Chỉ có nông nổi, hoa mới bừng nở, rồi mưa tức tưởi, rồi lòng tha thiết nhớ thương.
Không hiểu sao mùa này những cánh chuồn chấp chới lại đáng yêu đến thế. Chúng chưa kịp đậu xuống đã lại vút bay, vừa mới nhận ra điểm tựa lại tha hương khuất nẻo. Những cánh chuồn tha thẩn biến xứ sở này thành cõi thần tiên của lũ trẻ. Mùa hạ tựa như thế giới cổ tích dành riêng cho chúng tha hồ mà thả diều, bắt chim, đào dế… náo nức, hồn nhiên. Cả đất trời và lòng người cùng chơi trận giả. Mưa ngập sân, gió thổi bạt triền đồi, nắng gắt… để cho lũ trẻ được thỏa thích quên lối về nhà.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Mùa nông nổi nên không toan tính, bao nhiêu nắng đổ vào trái ngọt, bao nhiêu mưa đổ vào đất đai, bao nhiêu sinh khí làm lòng người náo nức… cứ ngùn ngụt, ngút ngát mà tạo ra sức sống, ra mùa gặt hái. Để rồi một mai khi mưa đã cạn, gió heo may về, thu lắng lại, mới thấy đất trời đã vì ta mà vợi đi quá nhiều. Những con sông gầy đi, nắng thưa, mưa nhạt, chỉ có tâm hồn ta thì vẫn vẹn nguyên tình yêu tha thiết.
Mùa có thể nông nổi, cây cối có thể cả tin nhưng lòng người thì chưa bao giờ bồng bột. Chỉ có điều, trước sự náo nức ấy, dù biết trước mai này sẽ lại tiêu sơ mà đâu có thể chối từ. Chính tình yêu đời, lòng ham sống đã giúp ta vượt qua âu lo ấy để mỗi khi hạ đến gọi mời trong từng tiếng sấm lại ào ra đón cơn mưa thanh xuân của một mùa đầy nông nổi.
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...