Giáo dục cần thực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có nhiều học sinh đặt câu hỏi sau những giờ học có giáo viên dự giờ: Sao cô/thầy không giống như hằng ngày? Đó là bởi từ cách nói năng, hành động của giáo viên đều trở nên khác thường và có phần “diễn” so với ngày thường chỉ có cô với trò.

Những giờ học như thế thật sự đều căng thẳng và nặng nề với cả cô trò. Và rồi cũng chỉ là một buổi dạy mẫu chứ ít khi diễn ra trong thực tế mỗi ngày đến trường.

Câu chuyện mà Báo Thanh Niên vừa nêu, giáo viên bật khóc nức nở sau khi kết thúc buổi thi giáo viên dạy giỏi do gặp sự cố kỹ thuật phần nào cho thấy áp lực rất nặng nề về thành tích, hình thức trong các hoạt động giáo dục.


Còn biết bao sự việc cho thấy căn bệnh này không hề thuyên giảm dù có nhiều chính sách đổi mới trong giáo dục với những mục tiêu tốt đẹp.

Điểm mới trong quy trình thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 là Bộ GD-ĐT yêu cầu mỗi giáo viên phải có bản nhận xét về các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách. Tuy nhiên, trên thực tế không ít giáo viên thực hiện việc này mang tính đối phó, hình thức bằng cách xin bản nhận xét mẫu của đồng nghiệp để sao chép vừa khỏi nghiên cứu vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với giáo viên đã như thế thì không trách gì văn mẫu vẫn tiếp tục tồn tại ở các trường từ tiểu học đến THPT. Dù bị phê phán rất nhiều nhưng cho đến nay, để đảm bảo an toàn về điểm số, các giáo viên vẫn ôn tập cho học sinh theo kiểu hướng dẫn sẵn đầy đủ các ý để học sinh cứ thế thực hiện theo.


Có thể những cách làm này bước đầu mang lại kết quả như điểm số cao, được đánh giá, xếp loại tốt… nhưng về lâu về dài sẽ không đem lại hiệu quả và giá trị thật sự.

Mục đích của thi giáo viên dạy giỏi, tiết dạy tốt là để nhân rộng những hình thức học tập hay, hiệu quả, áp dụng vào hoạt động giáo dục hằng ngày. Nhưng trên thực tế, sau những giờ “học mẫu” thì đâu vẫn vào đấy. Vậy tổ chức dạy giỏi, học tốt để làm gì nếu học sinh không được lợi gì từ những cuộc thi này?

Tương tự, yêu cầu giáo viên viết nhận xét sách giáo khoa là để có những đánh giá thực chất nhằm chọn ra được sách giáo khoa tốt nhất, phù hợp nhất cho học trò mình. Nhưng với cách làm theo kiểu đối phó như một số giáo viên đang thực hiện thì hậu quả sẽ rất lớn nếu sách giáo khoa được chọn không phải là sách tốt nhất. Có lẽ bài học về chọn sách giáo khoa lớp 1 năm vừa qua vẫn còn thời sự!

Cho học sinh điểm cao với những bài văn mẫu bóng bẩy thì trước mắt sẽ có nhiều học sinh xếp loại khá giỏi nhưng trong tương lai, chúng ta sẽ có những học sinh tốt nghiệp THPT hoặc cử nhân, kỹ sư không thể viết một lá đơn xin phép, báo cáo, kế hoạch; không thể đọc để hiểu vấn đề một cách tường minh…

Nếu nền giáo dục chỉ nhìn vào điểm số, thành tích để phấn đấu thì sẽ gây ra những hậu quả nặng nề trong tương lai, làm xói mòn những nguyên tắc, giá trị cơ bản của giáo dục, của việc dạy làm người.

Giáo dục cần thực chất chứ không phải đánh giá bằng sự lấp lánh của “trang sức” là thành tích. Mong mỏi này đã được đặt ra bao nhiêu năm nay, đến giờ vẫn mới. Và đây cũng là thử thách với tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

 

Theo NHIÊN AN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.