Giải phóng mặt bằng đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh: Cần bổ sung 305 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo ông Phạm Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên, việc giải ngân nguồn vốn giải phóng mặt bằng đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh chậm hơn so dự kiến do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thi công Tuyến Cao tốc Quy Nhơn-Chí Thạnh. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Thi công Tuyến Cao tốc Quy Nhơn-Chí Thạnh. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Để thực hiện đền bù giải phóng diện tích mặt bằng còn lại cho Dự án Cao tốc Bắc-Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung nguồn vốn hơn 305 tỷ đồng.

Dự án Đường Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên (gồm hai dự án thành phần Quy Nhơn-Chí Thạnh và Chí Thạnh-Vân Phong) dài 90,122km.

Dự kiến tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư là khoảng 1.948 tỷ đồng (trong đó phần di dời công trình hạ tầng kỹ thuật 560,8 tỷ đồng; phần xây dựng các khu tái định cư 286 tỷ đồng; phần bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.101 tỷ đồng).

Tính đến tháng 10/2023, vốn giải phóng mặt bằng đã giải ngân đạt 787 tỷ đồng, tương đương 40,4%. Kinh phí giải phóng mặt bằng đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh còn thiếu hơn 305 tỷ đồng nên Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét giải quyết.

Ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc Điều hành Dự án Quy Nhơn-Chí Thạnh (Ban Quản lý Dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải) cho biết Bộ Giao thông Vận tải đã chấp nhận chủ trương cho điều chỉnh kinh phí. Việc bổ sung kinh phí là do trước đây khung chính sách ban đầu và khối lượng cần giải phóng mặt bằng chưa thật sự chuẩn xác. Trên cơ sở khối lượng thực hiện thực tế, địa phương đã tính toán lại và có đề xuất bổ sung thêm.

Nguồn kinh phí này dùng cho giải phóng mặt bằng tại hai địa phương là thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý là chưa thực sự đầy đủ nên Ban Quản lý Dự án 85 đang đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên có quyết định phê duyệt đối với chi phí giải phóng mặt bằng.

Tính đến ngày 30/9/2023, tỉnh Phú Yên đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 86,58km, đạt 96,08%.

Các vị trí đường găng quyết định tiến độ dự án do các chủ đầu tư đề xuất đã được giải quyết để nhà thầu tổ chức thi công đại trà 78,63km.

Theo ông Phạm Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên, việc giải ngân nguồn vốn giải phóng mặt bằng chậm hơn so với kế hoạch dự kiến. Nguyên nhân là do việc triển khai thi công các khu tái định cư và di dời lưới điện chưa đảm bảo theo kế hoạch. Hiện, các địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm hoàn thành các khu tái định cư.

Trong khi đó, việc di dời hạ tầng kỹ thuật, nhất là các trụ điện cao thế cần kinh phí lớn, quá trình thực hiện phức tạp, trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư, do đó các địa phương phải rà soát kỹ về đơn giá, dự toán gói thầu.

Bên cạnh đó, thời gian lấy ý kiến thẩm định hồ sơ thiết kế với Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo-Bộ Công Thương kéo dài. Bên cạnh đó, một số trụ điện nằm trong hành lang đường bộ cao tốc nên phát sinh thủ tục thỏa thuận với Bộ Giao thông Vận tải...

Có thể bạn quan tâm

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chủ động triển khai các phương án, bố trí nhân sự và phương tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ.

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.