Giải nhiệt cho đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.

Không cần nhiều số liệu khoa học dẫn chứng, cảm nhận của mọi người dân đều thấy rõ điều đó, bất kể vài trận mưa giông đột ngột vẫn không giảm đi bao nhiêu nền nhiệt cao ở các đô thị. Ngay cả những vùng cao vốn mát lạnh như ở TP.Đà Lạt mùa này cũng không còn những buổi sáng se lạnh, sương mù lãng đãng rừng thông.

Không nóng bức sao được khi những hành vi của con người đang tiếp tay đáng kể cho những hiện tượng sóng nhiệt cao do thời tiết cực đoan hay khí hậu thay đổi.

Đất đai càng đắt đỏ, chật hẹp thì hệ số sử dụng đất đô thị càng cao, mỗi mét vuông đất đô thị phải chịu tải từ vài đến hàng chục tấn bê tông. Ngược lại, mỗi người dân như ở TP.HCM chỉ còn chừng 0,5 m2 cây xanh, trong khi nhu cầu ít nhất là 3 - 4 m2/người.

Các hàng cây xanh xưa kia bị đốn hạ, các vùng trũng chứa nước bị thu hẹp nhường chỗ cho cao ốc, nhà cửa dày đặc. Những tòa nhà công sở, cao ốc thương mại cứ theo hướng trung tâm thành phố mà mọc lên, thay vì phân tán. Trên các khu phố, rất nhiều cục nóng máy lạnh được lắp đặt, phà hơi nóng ra ngoài. Con đường thảm nhựa mở rộng, vỉa hè, quảng trường bê tông khô khốc cùng vô vàn xe hơi, xe gắn máy với lượng khói thải ra môi trường không khí ngày một tăng, không kiểm soát nổi.

Có thể nói cái nóng bức khắc nghiệt năm nay khiến chúng ta phải suy nghĩ. Đã đến lúc phải nhìn nhận và sửa sai trong quy hoạch, bố trí hệ thống đô thị hiện nay.

Nên chăng phải có những định hướng mang tính chiến lược cải thiện điều kiện vi khí hậu đô thị, hay xanh hóa đô thị. Bởi lẽ giá trị sống của một đô thị không phải là những tòa nhà chọc trời mà là những rừng cây, bãi cỏ xanh, gò cây hoa, hồ nước xanh trong xen kẽ với khu dân cư, trung tâm mua sắm, giao dịch, dịch vụ công.

Ở nhiều nước phát triển, họ đã sớm nhận thấy những giá trị này để xây dựng những thành phố trong rừng và rừng trong thành phố; các thành phố đều có những đô thị vệ tinh cách trung tâm 30 - 60 km để có nhiều không gian cho cây xanh, rừng hay trang trại trồng cây ăn trái.

Tất nhiên, việc chỉnh sửa không gian đô thị hiện nay là vô cùng khó khăn, thách thức khi đất chật người đông, nhưng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chấp nhận sự đánh đổi. Trước khi quyết định xây dựng thêm nhiều công trình, đường phố; cần xem lại khả năng điều chỉnh như thế nào, không gian cho cây xanh, cho nước ra sao. Chẳng hạn những khu đất công chưa có kế hoạch sử dụng thì nên chăng ưu tiên nghĩ đến không gian công cộng với những hồ nước được đào khéo léo, lấy đất đắp thành gò đồi xung quanh, rồi trồng cây lâu năm tỏa bóng mát. Hay những con phố với vỉa hè cần đủ chỗ cho cây xanh.

Chi phí xây dựng đô thị với không gian xanh, nhiều bóng mát tất nhiên là đắt đỏ; nhưng chắc chắn nó sẽ tạo ra những giá trị khó tính được bằng tiền. Đó cũng là giá trị phát triển xanh, bền vững mà chúng ta cần để lại cho thế hệ mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...