Gia Lai tăng cường quản lý, giám sát các dự án đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-10, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 1668/UBND-CNXD về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thẩm định dự án phải kiểm tra, rà soát đầy đủ các nội dung, khẳng định và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về lĩnh vực từng ngành phụ trách.

Cải tạo, nâng cấp đường Lê Duẩn (đoạn trước Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Cải tạo, nâng cấp đường Lê Duẩn (đoạn trước Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy


Các địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ các dự án đầu tư; xây dựng rõ quy trình, phân công rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong công tác quản lý dự án đầu tư. Đồng thời, theo dõi, giám sát các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, bảo đảm quản lý chặt chẽ từ khi UBND tỉnh ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư, cho chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định. Định kỳ hằng quý, hằng năm báo cáo UBND tỉnh tình hình hoạt động đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện dự án thuộc lĩnh vực phụ trách gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ theo dõi, bám sát quá trình triển khai thực hiện dự án để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có); thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng của các dự án vốn ngoài ngân sách trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và kịp thời đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ so với tiến độ dự án và các vấn đề khác có liên quan.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.