Gia Lai: Tăng cường kiểm soát thị trường cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dịp cuối năm, lượng hàng hóa các loại liên tục tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường. Lợi dụng yếu tố này, một số người, nhóm kinh doanh trà trộn các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái… tung ra thị trường bằng nhiều chiêu thức để thu hút người mua. Nổi cộm trên địa bàn gần đây là hàng trăm kg thịt động vật bốc mùi, thuốc lá nhập lậu bị phát hiện và bắt giữ.
 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Để tìm hiểu về công tác ngăn chặn, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo ổn định thị trường dịp giáp Tết. Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hồng Hà-Chi cục trưởng-Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh.

- Phóng viên: Xin ông cho biết, công tác kiểm soát hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng nhập lậu được lực lượng triển khai như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịp mua sắm cuối năm?

Ông Lê Hồng Hà: Qua công tác chỉ đạo từ Trung ương, ngành và UBND tỉnh, lực lượng Quản lý Thị trường đã lập các phương án kiểm tra lưu thông hàng hóa, ổn định thị trường từ nay đến cuối năm.

Theo đó, Chi cục đã tập trung chỉ đạo các đội ở từng địa phương trong tỉnh cùng đội cơ động tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo. Bên cạnh đó, tập trung quản lý địa bàn, cập nhật hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả, và gian lận thương mại… Qua đó, đã kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bình ổn thị trường, giúp người dân an tâm mua sắm, đón Xuân.

 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

- Phóng viên: Ông có thể cho biết những việc làm cụ thể và kết quả bước đầu thực hiện trong dịp Tết Bính Thân?

Ông Lê Hồng Hà: Bên cạnh công tác giám sát, kiểm soát hàng hóa bình ổn thị trường dịp cuối năm tại các đơn vị xuất nhập khẩu, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm lớn với công tác định hướng về những mặt hàng thiết yếu cung cấp đủ cho người dân, không để xảy ra tình trạng sốt giá. Lực lượng chức năng của ngành đã chủ động tăng cường kiểm tra hàng hóa, trong đó các đội luân phiên kiểm tra các điểm bán hàng trên hè phố vào thời điểm từ 17 giờ đến 21 giờ mỗi ngày.

Qua tháng đầu năm 2016, các đội đã thực hiện kiểm tra 152 điểm, có 62 vụ vi phạm phát hiện (giảm 80 vụ so với tháng trước và tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2015); qua đó, đã xử lý vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước trên 268 triệu đồng. Trong đó, trị giá hàng hóa tịch thu gần 92 triệu đồng; hàng tiêu hủy 50 triệu đồng. Các hàng hóa tịch thu, tiêu hủy gồm thuốc lá điếu, gỗ, quần áo các loại; rượu, mỹ phẩm, thịt động vật hôi thối…

- Phóng viên: Công tác kiểm soát hàng hóa dịp Tết là thách thức lớn. Vậy công tác phối hợp lực lượng chức năng khác được thực hiện như thế nào?

 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Những ngày giáp Tết càng dễ cho các đối tượng lợi dụng len lõi đưa nhiều loại hàng hóa nhập lậu vào biên giới cũng như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn hiệu quả công tác này, lực lượng Quản lý Thị trường đã tăng cường phối hợp các ngành: Công an, Hải quan, Kiểm lâm, UBND các huyện, thị xã, thành phố qua đó phát hiện và bắt giữ nhiều hàng hóa. Tuy nhiên, các đối tượng tinh vi theo dõi lực lượng chức năng, lợi dụng giờ nghỉ, giao ca trực để vận chuyển hàng hóa.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời đảm bảo ổn định hàng hóa dịp Tết, ngành đã bố trí cán bộ bám sát các đoàn liên ngành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát kinh doanh xăng dầu; tiếp tục kiểm tra, kiểm soát hàng hóa đồng thời tuyên truyền hướng dẫn pháp luật, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, tàng trữ buôn bán hàng cấm, hàng giả… tăng cường rà soát khu vực cửa khẩu, biên giới và các tuyến lưu thông nhằm ngăn chặn kịp thời các hàng hóa sai phạm trước khi tung ra thị trường.

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.