Gia Lai phấn đấu tiếp nhận 2.600 đơn vị máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai, trong đợt hưởng ứng sự kiện kỷ niệm 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000-7/4/2025), tỉnh sẽ tổ chức các buổi hiến máu tình nguyện, phấn đấu tiếp nhận 2.600 đơn vị máu.

Cụ thể, từ ngày 1-4 đến 31-5-2025, các đơn vị và địa phương gồm: Hội Chữ thập đỏ tỉnh, TP. Pleiku, thị xã Ayun Pa và các huyện Chư Pưh, Kông Chro, Ia Pa, Đức Cơ và Chư Sê sẽ tổ chức hiến máu tình nguyện theo lịch được phân công với mục tiêu phấn đấu tiếp nhận tổng cộng 2.600 đơn vị máu an toàn, đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho người bệnh trên địa bàn tỉnh.

z6306606624865-8ea4cf84af230d2977329e4d22715695.jpg
Từ ngày 1-4 đến 31-5-2025, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức các buổi hiến máu tình nguyện và lồng ghép nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000-7/4/2025). Ảnh: Như Nguyện

Cùng với các buổi hiến máu tình nguyện, các cấp Hội chữ thập đỏ và các địa phương lồng ghép với các hoạt động hưởng ứng “Tháng nhân đạo” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động gồm: Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái-Tiếp nối trang sử vàng”, tuyên truyền vận động hiến mô, hiến tạng, bộ phận cơ thể người và các hoạt động nhân đạo tại cộng đồng…

Công tác tuyên truyền tập trung đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và mọi tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người và động viên, khuyến khích được nhiều người tham gia hiến máu tình nguyện thường xuyên, nhắc lại. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị, tổ chức mít tinh, tọa đàm, giao lưu văn hóa-văn nghệ, động viên, khuyến khích, tôn vinh các tập thể, cá nhân và gia đình có nhiều thành tích hiến máu và vận động hiến máu tình nguyện.

Các địa phương tiếp tục duy trì và phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện thông qua việc tuyên truyền vận động thành lập các “câu lạc bộ hiến máu” hoặc “đội hiến máu dự bị”, “câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện”… để tạo nguồn tình nguyện viên tham gia các đợt hiến máu tập trung và hiến máu khẩn cấp trên địa bàn, đảm bảo nguồn máu cấp cứu và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Làng Hát nói không với bạo lực gia đình

Làng Hát nói không với bạo lực gia đình

(GLO)- Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pia (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Phòng-chống bạo lực gia đình tại làng Hát, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Kpuih Hạnh: Nữ cán bộ “hai trong một”

Kpuih Hạnh-Nữ cán bộ “hai trong một”

(GLO)- Người dân làng Nẽh Xo (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) rất tự hào khi nhắc đến cái tên Kpuih Hạnh, bởi chị là người phụ nữ Jrai đầu tiên ở vùng đất này được bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn.