Gia Lai phấn đấu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Gia Lai Đỗ Tiến Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 2810/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2050.

Theo đó, tỉnh Gia Lai phấn đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,2%; tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98%; 65% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo Quy chuẩn quốc gia; 100% dân cư đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; kiểm soát tình trạng suy thoái tài nguyên đất, đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng thông minh với biến đổi khí hậu; bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng; 100% công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn được thực hiện quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật; Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa ven sông, suối; hoàn thành 90% việc di rời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở…

Đến năm 2050, Gia Lai tiếp tục phát triển nền nông nghiệp thông minh hiện đại. Ảnh: Nhật Hào
Đến năm 2050, Gia Lai tiếp tục phát triển nền nông nghiệp thông minh hiện đại. Ảnh: Nhật Hào

Đến năm 2050, giữ vững độ che phủ rừng ổn định 49,2%; nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững; các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn có hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá đầy đủ, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho người dân; quản lý hiệu quả tài nguyên đất và nước; tiếp tục phát triển nền nông nghiệp thông minh hiện đại; phấn đấu 100% người dân được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh, an toàn bền vững; phấn đấu hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, suối…

Đối với giảm phát thải nhà kính, Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh nằm trong giới hạn tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia (giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường) và nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh cũng xác định 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn, gồm: chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính; hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này với nội dung và hình thức phù hợp.

 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Khắp nơi tràn ngập rác thải. Ảnh: H.P

Gia Lai: Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

(GLO)- Hai tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai) lúc mới khánh thành rất sạch đẹp, người dân hay ra hóng mát. Giờ đây, hình ảnh đó đang bị thay thế bởi những đống rác thải, xà bần ngổn ngang tràn ra mặt đường.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt làm củi. Ảnh: Ngọc Minh

Nhiều cây xanh trong khuôn viên xã Đông (cũ) bị cắt bán

(GLO)-Thời điểm sáp nhập, chuyển giao bộ máy hành chính, quanh khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang cũ (nay là Đảng ủy xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai) có 17 cây xanh đường kính 25-50 cm bị cưa hạ. Các thân cây đã được bán làm củi, còn cành nhánh nhỏ bị đốt hoặc chất thành đống ngổn ngang.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null