Gia Lai khẩn trương duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông trước mùa mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và đảm bảo an toàn giao thông, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai tích cực triển khai duy tu, bảo dưỡng các tuyến tỉnh lộ, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần.

Toàn tỉnh hiện có 10 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 372 km. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương, hệ thống tỉnh lộ đã được xây dựng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh vẫn còn một số tuyến bị xuống cấp, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.

Do đó, công tác sửa chữa định kỳ các tuyến tỉnh lộ luôn được UBND tỉnh, Sở GT-VT đặc biệt quan tâm. Trong năm 2022, tỉnh đã đầu tư hơn 54,6 tỷ đồng để sửa chữa mặt đường, rãnh thoát nước, mở rộng nền, mặt đường các vị trí đường cong, bổ sung tấm đan rãnh và hệ thống an toàn giao thông trên các tuyến tỉnh lộ. Cùng với đó, Sở GT-VT thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các đơn vị thi công triển khai áp dụng công nghệ mới trong công tác duy tu, bảo dưỡng đường bộ.

Chính vì vậy, công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến tỉnh lộ đạt chất lượng cao và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, việc chú trọng hoạt động bảo trì đường bộ trong thời gian qua đã góp phần quan trọng kéo dài tuổi thọ hạ tầng giao thông, xóa bỏ các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, bảo đảm hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn.

Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến tỉnh lộ luôn được Sở GT-VT Gia Lai chú trọng. Ảnh: Hạ Vy ảnh 1

Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến tỉnh lộ luôn được Sở GT-VT Gia Lai chú trọng. Ảnh: Hạ Vy

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, trong năm 2023, tỉnh sẽ đầu tư hơn 73,4 tỷ đồng để sửa chữa định kỳ 4 tuyến tỉnh lộ. Trong đó, tỉnh lộ 664 sẽ được đầu tư hơn 23,8 tỷ đồng để sửa chữa mặt đường, rãnh thoát nước từ Km 20+500 đến Km 23+400 và từ Km 24 đến Km 25+450; sửa chữa bổ sung rãnh thoát nước dọc từ Km 30 đến Km 31+400; sửa chữa, mở rộng nền, mặt đường các vị trí đường cong, bổ sung tấm đan rãnh đoạn từ Km 43 đến Km 44+500.

Tương tự, tỉnh lộ 667 được đầu tư 13 tỷ đồng để sửa chữa, mở rộng nền, mặt đường đoạn từ Km 43 đến Km 44+500; tỉnh lộ 668 được đầu tư 15,9 tỷ đồng để sửa chữa mặt đường đoạn từ Km 4 đến Km 5+900, từ Km 9+320 đến Km 10+800 và bổ sung tấm đan rãnh thoát nước dọc từ Km 0+970 đến Km 1+120 và từ Km 2 đến Km 3; tỉnh lộ 670B được đầu tư hơn 20,5 tỷ đồng để sửa chữa hệ thống mặt đường, cầu Lệ Chí, rãnh thoát nước ở các đoạn từ Km 19+500 đến Km 23+400 và từ Km 1+970 đến Km 2+433.

Ông Đỗ Lê Sơn-Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GT-VT) thông tin: Về công tác sửa chữa định kỳ các tuyến tỉnh lộ năm 2023, Sở GT-VT chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Với nguồn kinh phí được phê duyệt, trước mắt, Sở GT-VT sẽ ưu tiên sửa chữa những đoạn tuyến hư hỏng gây khó khăn đi lại cho người dân, mất an toàn giao thông và tiếp tục từng bước đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường đã xuống cấp.

Để sẵn sàng ứng phó với mùa mưa lũ đang đến gần, Sở GT-VT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ kiểm tra, rà soát các vị trí mặt đường bị hư hỏng để sửa chữa kịp thời. Đồng thời, tiến hành rà soát các vị trí có nguy cơ hư hại trong điều kiện thời tiết bất thường để có kế hoạch ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản

Pleiku khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản

(GLO)- Đến thời điểm này, tiến độ thực hiện, giải ngân các công trình xây dựng cơ bản của TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đạt tương đối thấp. Nguyên nhân là do gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư hoặc vấn đề đất đắp phục vụ các dự án. Theo đó, trong thời gian còn lại của năm 2023, thành phố quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án theo kế hoạch đã đề ra.
Kỳ cuối: Cần minh bạch thị trường đất đai

Kỳ cuối: Cần minh bạch thị trường đất đai

(GLO)- Trong thực tế, nhu cầu giao dịch đất đai của người dân vẫn đang có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khi hoạt động này thiếu sự kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra đúng pháp luật, ngành chức năng cần có giải pháp định hướng và chính sách minh bạch hóa thị trường đất đai.