Gia Lai hướng dẫn, phổ biến bộ đơn giá xây dựng công trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 28-2, tại Trung tâm hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Xây dựng phối hợp với Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội nghị hướng dẫn, phổ biến bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Nhật Hào

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Nhật Hào

Tham gia hội nghị có gần 90 đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND và một số phòng, ban của 17 huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe phổ biến, hướng dẫn thực hiện 6 bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh năm 2023 đã được công bố theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 31-1-2023 của UBND tỉnh. Bộ đơn giá là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, bộ đơn giá bao gồm: Đơn giá khảo sát xây dựng công trình, đơn giá xây dựng công trình, đơn giá lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình, đơn giá thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, đơn giá sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng và đơn giá lắp đặt máy và thiết bị công nghệ.

Các đại biểu dự hội nghị cũng tập trung thảo luận về một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng bộ đơn giá trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9-2-2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các thông tư hướng dẫn nghị định, tập trung vào các nội dung: Cơ sở xác định đơn giá, nội dung đơn giá, điểm mới của bộ đơn giá, quy trình tính toán đơn giá.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được đơn vị tư vấn hướng dẫn áp dụng bộ đơn giá trên phần mềm Dự toán Eta. Phần mềm Eta đã tích hợp đầy đủ cơ sở dữ liệu của bộ đơn giá mới, giúp các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu… dễ dàng lập dự toán công trình, thẩm tra dự toán công trình trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.