Gạt bỏ tư duy trọng “thầy” hơn “thợ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Một khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại các khu chế xuất, khu công nghiệp cho thấy thực trạng đáng quan ngại: 60% công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp không xem ti vi, không nghe đài; 85% không đọc sách báo; 80% không tập thể dục thể thao thường xuyên.

Trước đó, khảo sát hồi cuối năm 2022 của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng cho kết quả đáng buồn: gần 59% công nhân không có khoản tích lũy; 38% công nhân nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đời sống công nhân bấp bênh, thường xuyên chịu áp lực vì phải tăng giờ, tăng ca, không được trang bị và chủ động học hỏi nâng cao kiến thức, tay nghề, kỹ năng sống...

Công nhân làm việc tại Nhà máy gạch Thái Hoàng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đinh Yến

Công nhân làm việc tại Nhà máy gạch Thái Hoàng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đinh Yến

Nhằm nâng cao trình độ tay nghề, hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống cho công nhân, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 19-10-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1268/QĐ-TTg phê duyệt chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”. Mới đây, ngày 26-4-2023, UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch số 973/KH-UBND nhằm triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Kế hoạch số 973 đề ra mục tiêu đến năm 2025 và 2030 lần lượt như sau: Về chính trị, pháp luật, phấn đấu đạt 70% và 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Về kỹ năng nghề nghiệp: đạt 50% và 75% công nhân tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề. Về kỹ năng sống: đạt 50% và 75% công nhân tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống. Về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số: đạt 40% và 65% công nhân được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số. Về mô hình học tập: đạt 30% và 50% công nhân đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập; triển khai các biện pháp hỗ trợ công nhân lao động được học tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho đội ngũ này. Mặt khác, tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy học tập suốt đời; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực học tập suốt đời cho công nhân lao động.

Việc học cần được xác định là quá trình lâu dài, không dừng lại ngay cả sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Cùng với nỗ lực hỗ trợ của các ngành, các cấp, lực lượng công nhân rất cần được khai mở, tạo động lực với mục tiêu học tập suốt đời, trong đó yếu tố then chốt là tự học. Đó là tự đào sâu tìm hiểu kiến thức liên quan đến ngành nghề; chủ động cập nhật những thông tin mới về khoa học kỹ thuật thông qua báo chí, internet; học hỏi từ những tấm gương sáng tạo với các ý tưởng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, cộng đồng…

Để làm được điều này cần xây dựng kỷ luật bản thân và có sự kiên nhẫn bởi đây là hoạt động mang tính tự giác cao độ, không có sự can thiệp hay áp đặt kỷ luật từ người khác. Đích đến chính là hoàn thiện tư duy và kỹ năng-những thứ quyết định thành công của mỗi con người. Đây càng là điều có ý nghĩa thiết yếu khi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ mang đến cho con người điều kiện làm việc thuận tiện mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi, tiến lên để thích ứng và làm chủ công nghệ.

Khi đội ngũ công nhân lao động tại các doanh nghiệp được khơi gợi, tạo động lực mạnh mẽ để chủ động tiếp cận và lĩnh hội kiến thức, họ có cơ hội khẳng định giá trị bản thân, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống. Bản thân doanh nghiệp nói riêng, xã hội nói chung cũng được lợi rất lớn từ sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng nâng lên, nhất là khi tư duy trọng “thầy” hơn “thợ” đang dần thay đổi. Một thợ giỏi bao giờ cũng được xem trọng hơn thầy kém.

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).