Góc nhìn phóng viên: 'Chơi đẹp' với người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khi Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TP.HCM) thông báo cắt giảm hơn 2.000 người lao động (NLĐ) vì thiếu đơn hàng, trên các diễn đàn, tôi thấy công nhân truyền tai nhau rất nhiều chia sẻ. Họ sắp chia tay đơn vị, đồng nghiệp mà mình đã gắn bó từ lúc còn đôi mươi.

Nhưng không chỉ họ quan tâm hay nuối tiếc vì chặng đường làm việc dang dở, thông tin giảm biên chế ở công ty được công chúng "săn đón" đặc biệt. Một mặt vì đây là doanh nghiệp đông NLĐ nhất nhì cả nước. Mặt khác do chính sách hỗ trợ cho NLĐ thôi việc gây ấn tượng: cao hơn quy định của pháp luật với mức hỗ trợ cao nhất lên tới 379 triệu đồng. Lý do công ty này đưa ra là vì muốn ghi nhận và bày tỏ sự biết ơn đối với cống hiến, nỗ lực, sự đồng hành toàn tâm toàn ý của NLĐ qua các thời điểm chông gai nhất.

Nhiều người cho rằng công ty này có cách ứng xử "đẹp", giúp vơi đi nhiều nỗi lo của NLĐ mất việc.

Cá nhân tôi tin rằng đây là một trường hợp đáng nghiên cứu về cách ứng xử hài hòa, "fair play" (chơi đẹp) trong mối quan hệ lao động, đặc biệt khi NLĐ gặp phải chuyện tiêu cực nhất - mất việc. Có thể phân tích một số khía cạnh như công ty đã thông báo và đối xử tôn trọng với NLĐ bị chấm dứt hợp đồng; các khoản quyền lợi của NLĐ như trợ cấp thôi việc, bảo hiểm, công nợ được đảm bảo; công ty phối hợp, cầu thị các cơ quan chức năng giới thiệu việc làm cho số NLĐ bị cắt giảm…

Có thể nói chính sách đền bù của công ty góp phần củng cố niềm tin, tình cảm với NLĐ. Song, khi nền kinh tế còn nhiều biến động, không nhiều đơn vị có được những đãi ngộ hay chính sách đền bù như vậy.

Mối quan hệ lao động được xây đắp nên bởi nhiều chuẩn mực, thái độ và giá trị nhất định. Ở đó, sự tôn trọng, cảm thông, quan tâm, hào phóng… không phải là thứ hàng hóa có thể dễ mua bán hay trao đổi. Điều quan trọng là chuyện "chơi đẹp" không phải đợi đến lúc cám cảnh như cắt giảm lao động mới được biểu hiện hay tán dương, nó cần thể hiện trong mọi hoạt động của công ty khi quyền lợi và giá trị của người lao động được tuân thủ, tôn trọng.

Có thể bạn quan tâm

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.