Emagazine

E-magazine Gặp kỷ lục gia Lê Mạnh Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Anh Lê Mạnh Đông là con trai út trong gia đình gốc Huế ở huyện Phong Điền. Cuối năm 1995, ba mẹ Đông đưa cả nhà lên Gia Lai định cư khi anh mới 10 tháng tuổi. Cuộc sống trên quê hương mới dẫu vất vả nhưng Đông và anh chị luôn được ba mẹ chăm lo, đầu tư cho việc học hành. Thế nhưng, khi bước vào năm lớp 9, Đông đã bỏ học giữa chừng, dù gia đình và thầy-cô giáo đã cố gắng động viên tới lớp.

“Lúc đó, khả năng ghi nhớ của tôi rất kém. Tôi thấy sợ hãi với con chữ và việc đến trường nên quyết định nghỉ học văn hóa để đi học nghề làm tóc. Nếu tiếp tục duy trì, bản thân cũng khó dung nạp được kiến thức mà chỉ lãng phí thời gian và công sức của thầy cô, ba mẹ”-anh Đông tâm sự.

Hoàn thành khóa học, anh Đông tình nguyện lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau 18 tháng, anh trở về địa phương mở salon làm tóc rồi lập gia đình. Đến năm 2017, anh đóng cửa tiệm và quay về sản xuất, kinh doanh đồ nội thất cùng ba mẹ.

Cuộc sống của Lê Mạnh Đông cứ êm đềm trôi qua như vậy cho đến khi 2 con của anh dần khôn lớn. Cuối năm 2021, con trai đầu của anh bước vào đợt kiểm tra đầu tiên của năm lớp 1. Nhìn con vất vả với khá nhiều bài vở, anh Đông thử lên mạng tìm phương pháp ghi nhớ nhanh kiến thức để giúp con hoàn thành tốt bài kiểm tra cuối học kỳ I, mà không nghĩ rằng, đây lại là cơ duyên khởi nguồn đưa mình đến với phương pháp rèn luyện trí nhớ và trở thành kỷ lục gia Việt Nam.

Anh Đông nhớ lại: “Thời điểm đó, tôi tình cờ xem chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 và khá ấn tượng với cô gái Đặng Ngọc Phương Trinh khi chiến thắng một lúc 2 đối thủ tại thử thách ghi nhớ cực khó. Qua chia sẻ của Trinh, tôi bắt đầu tìm hiểu về bộ môn siêu trí nhớ và biết đến thầy Nguyễn Phùng Phong-Kỷ lục gia siêu trí nhớ thế giới, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đào tạo Tâm Trí Lực. Từ đó, tôi bắt đầu xem và bị thu hút bởi những video clip mà thầy đăng tải trên mạng xã hội liên quan đến việc luyện tập trí nhớ. Tôi cũng thử áp dụng với 50 con số bất kỳ và khá bất ngờ vì bản thân có thể nhớ được chúng chỉ trong vòng 5 phút. Con trai tôi nhờ phương pháp này cũng đã dần cải thiện khả năng ghi nhớ trong học tập”.

Tháng 3-2023, sau một thời gian nghiên cứu, anh Đông quyết định đăng ký khóa học rèn luyện siêu trí nhớ của kỷ lục gia thế giới Nguyễn Phùng Phong để khám phá khả năng của bản thân cũng như chinh phục các giải thưởng ở lĩnh vực này. “Khóa học gồm 2 buổi học trực tiếp tại TP. Hồ Chí Minh và 4 buổi học trực tuyến. Sau khóa học, tôi tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm hay về siêu trí nhớ; đặc biệt là các phương pháp như: hành trình, kể chuyện, sơ đồ tư duy, mã hóa số thành hình ảnh… Ngoài thầy Phong, tôi còn được truyền đạt kinh nghiệm từ những kỷ lục gia nổi tiếng như: Dominic O’Brien-người 8 lần vô địch cuộc thi siêu trí nhớ thế giới; Marek Kasperski-Trưởng ban Trọng tài toàn cầu Giải Vô địch Sơ đồ tư duy và Đọc nhanh thế giới”-anh Đông cho biết.

Trở về từ khóa học, anh Đông bắt đầu luyện tập việc ghi nhớ theo từng phương pháp đơn lẻ rồi dần kết hợp các phương pháp lại với nhau để nhớ được nhiều hơn. Từ 50 con số ban đầu, anh bắt đầu tăng dần lên 100, 200, 400 rồi đến 500 số; đồng thời, rút ngắn dần thời gian ghi nhớ. Sau 8 tháng luyện tập khoa học với tinh thần quyết tâm cao, anh Đông tự tin đăng ký tham gia xác lập kỷ lục. Và rồi, niềm vui như vỡ òa khi anh đã chinh phục mục tiêu đề ra và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: Người dùng phương pháp sơ đồ tư duy kết hợp mã hóa số thành hình ảnh, phương pháp hành trình và phương pháp kể chuyện để ghi nhớ chính xác 500 số ngẫu nhiên trong thời gian ngắn nhất (14 phút 45 giây 57 khắc). Thời điểm xác lập kỷ lục là ngày 2-1-2024. Với kết quả này, anh Đông đã phá được kỷ lục Việt Nam do chính người thầy Nguyễn Phùng Phong của mình đang nắm giữ (nhớ chính xác 500 con số ngẫu nhiên trong thời gian 15 phút-P.V).

Anh Đông bộc bạch: Càng đi sâu vào lĩnh vực “siêu trí nhớ”, anh càng bị cuốn hút bởi khối lượng kiến thức đồ sộ và phương pháp dạy-học bổ ích. Anh cũng thấy vô cùng tiếc nuối khi không biết đến phương pháp này sớm hơn, bởi chắc chắn nó sẽ giúp anh khắc phục hạn chế của bản thân và có thể tiếp tục theo đuổi giấc mơ con chữ. Có lẽ, sự dở dang trong việc học năm xưa đã thôi thúc anh phải làm điều gì đó để lan tỏa bộ môn trí tuệ này đến với nhiều người hơn; đặc biệt là giúp giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh biết sử dụng thành thạo các phương pháp dạy và học “siêu trí nhớ” để truyền đạt, ghi nhớ kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất ngay trên lớp học.

Trước mắt, anh Đông tiếp tục truyền đạt phương pháp cho cậu con trai 9 tuổi và cô con gái 4 tuổi của mình nhằm giúp các con cải thiện trí nhớ trong học tập và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi hơn. Với sự hỗ trợ của ba, hiện nay, cậu bé Lê Mạnh Nguyên Cường đang trải qua năm học lớp 3 tương đối nhẹ nhàng, không quá áp lực về bài vở. Cường cũng ghi nhớ được 40 con số ngẫu nhiên trong 3 phút bằng phương pháp kể chuyện, hành trình và mã hóa thành hình ảnh. Riêng phương pháp sơ đồ tư duy, anh Đông chỉ hướng dẫn con trai áp dụng để xâu chuỗi, ghi nhớ những bài học dài.

Ngoài thời gian giảng dạy cho các con, hơn 1 tháng trở lại đây, anh Đông còn tổ chức lớp học “siêu trí nhớ” miễn phí vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tại làng Nhao 2 (xã Ia Kênh, TP. Pleiku) cho 10 em nhỏ người dân tộc thiểu số đang được các xơ thuộc Giáo xứ Thánh Tâm (TP. Pleiku) nuôi dưỡng.

Em Ksor Xinh Quân (12 tuổi) vui vẻ nói: “Thầy Đông chỉ cho chúng em sử dụng 2 bán cầu não để học cùng lúc bằng cách chuyển hóa các con số và chữ viết thành hình ảnh. Ban đầu chưa quen, em cảm thấy hơi khó nhưng em sẽ cố gắng tập luyện để ghi nhớ được nhanh hơn. Em rất thích học phương pháp này và cảm ơn thầy Đông đã giảng dạy miễn phí cho chúng em”.

Không dừng lại ở đó, kỷ lục gia Lê Mạnh Đông đang lên kế hoạch để phối hợp mở một trung tâm đào tạo “siêu trí nhớ” tại TP. Pleiku nhằm giúp trẻ em, học sinh trong tỉnh có điều kiện tiếp cận, rèn luyện với bộ môn này với mong muốn việc học tập của các em được nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, qua đây, anh cũng hy vọng sẽ tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những trường hợp có tố chất, tài năng để tham gia các cuộc thi siêu trí nhớ, siêu trí tuệ; góp phần khẳng định vị thế của trí tuệ Gia Lai trên “đấu trường” toàn quốc, thậm chí là quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.