Gần dân hơn nhờ... công văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở trong xã hội nào thì việc người dân phải chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật luôn là điều tất yếu. Nhưng chuyện người dân thấp thỏm, chờ... công văn để thực hiện, hẳn chỉ xảy ra ở thời buổi Covid này.
 

 Do chưa thấy công văn của UBND tỉnh Quảng Trị nên sáng 11.8 rất ít quán cà phê mở bán, nếu có cũng chỉ lèo tèo vài người khách, dù thế họ vẫn bị lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt. Ảnh: Thanh Lộc
Do chưa thấy công văn của UBND tỉnh Quảng Trị nên sáng 11.8 rất ít quán cà phê mở bán, nếu có cũng chỉ lèo tèo vài người khách, dù thế họ vẫn bị lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt. Ảnh: Thanh Lộc


Một người khó tính nhất cũng phải thừa nhận rằng chưa bao giờ các văn bản, chỉ đạo, quyết định của T.Ư, địa phương lại đến gần với người dân như những năm trở lại đây. Trên các trang mạng xã hội, hầu như không có ngày nào không có các văn bản đóng dấu đỏ chót, được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Lý do: Hầu hết các văn bản nêu các thông tin, quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác phòng chống Covid-19. Và người dân “hóng”, cốt cũng chỉ để biết, làm theo...

Câu chuyện mới đây ở Quảng Trị là một ví dụ sinh động. Chiều 10.8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh này họp và thống nhất về việc sẽ nới lỏng giãn cách xã hội (trong đó cho phép mở cửa bán ăn sáng, cà phê, nhà hàng...), báo chí theo dõi cuộc họp đã đăng tin, nhưng ngặt nỗi chờ hoài vẫn không thấy văn bản chính thức. Sáng 11.8, chủ các tiệm kinh doanh cứ thụt ra thụt vào lo lắng, một số người gọi điện khắp nơi, trong đó có cả PV Thanh Niên để hỏi thăm. Cuối cùng thì người viết đã phải gọi cho ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, mới hay trong sáng cùng ngày Thường trực ủy ban sẽ bàn bạc để thống nhất về việc nới lỏng giãn cách xã hội tại TP.Đông Hà và UBND tỉnh sẽ có quyết định sớm nhất. Và đến cuối buổi sáng, khi có quyết định ban hành, bà con mới mạnh dạn mở cửa kinh doanh. Sự kết nối giữa chính quyền và người dân đã nhiều hơn, rõ ràng hơn, qua mỗi tờ công văn, chỉ thị... Pháp luật đi vào cuộc sống là như thế, khi người dân luôn “chờ công văn”.

Theo NGUYỄN PHÚC (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...