"Đường về chân tâm" của Hòa thượng Thích Tâm Tường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi thường đến thăm cũng như tìm hiểu thêm về thiền từ Hòa thượng Thích Tâm Tường (tức TS. Bùi Xuân Mai)-Trụ trì chùa Bửu Thắng (TP. Pleiku). Tôi còn được Hòa thượng tặng 2 tập sách của mình là “Phật giáo đời Trần-cách tiếp cận từ lịch sử” và “Thơ thiền Lý Trần-Tinh tuyển và bình chú”. Mới đây, tôi tiếp tục nhận được tập tự truyện “Đường về chân tâm” (Nhà xuất bản Hồng Đức-Hà Nội).
Nếu 2 tập sách trước được độc giả đánh giá cao bởi những tư liệu lịch sử và văn hóa Phật giáo thì “Đường về chân tâm” (cùng cộng sự là TS. Nguyễn Tiến Dũng) lại là những trang viết về chính cuộc đời Hòa thượng Thích Tâm Tường. Tập tự truyện có ý nghĩa về giáo dục đạo pháp, giáo dục môn đệ, phật tử. Tập sách gồm 18 chương, mỗi chương là chuyện kể về quá trình từ một cậu bé 8 tuổi hàng ngày theo cha mẹ lên chùa làng Hoài Trung (xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để được ăn chay, vãn cảnh rồi ý thức xuất gia, giác ngộ cho chính mình và nhiều môn đệ ở khắp nơi. Từ năm 1960 đến năm 1975, ông đã trải qua cuộc hành trình đầy gian nan, khổ hạnh như bao phận người dưới thời chiến tranh, loạn lạc của dân tộc mình. Chính giai đoạn này, Hòa thượng đã có nhiều nhân duyên với các bậc chân tu tại Đà Nẵng, Bình Định… Sau năm 1975, ông lên Gia Lai tham gia xây chùa, dựng tháp, lập Trường Trung cấp Phật học tỉnh, chuyên tâm hoằng pháp hành đạo. Cuộc đời Hòa thượng có đến hai lần “thập tử nhất sinh” nhưng đều có người thiện tâm giúp đỡ, phật tử cưu mang. Tuy ngồi xe lăn mấy năm qua nhưng trí tuệ vẫn tinh anh, chăm lo đạo pháp vẹn toàn.
Tập tự truyện “Đường về chân tâm”. Ảnh: Bá Tuế
Tập tự truyện “Đường về chân tâm”. Ảnh: Bá Tuế
Tôi trân quý cuộc đời chân tu của Hòa thượng, đặc biệt là sự ham học hỏi, tự trang bị kiến thức trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khó khăn. Năm 1972, ông đậu tú tài 2 tại Sài Gòn. Năm 1989, ông tiếp tục học để cập nhật kiến thức mới rồi hoàn thành chương trình cử nhân tại Trường Đại học Khoa học-Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh và Viện Phật học phía Nam. Năm 1996, ông học thạc sĩ tại Trường Đại học Dehli (Ấn Độ). Thời gian sau, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học tại xứ sở Phật học.
Đọc tự truyện của ông, điều tôi tâm đắc nhất chính là những dòng tâm sự từ tốn, đôn hậu: Một tu sĩ như bổn sư đến với cuộc đời này như áng mây, hạt bụi rồi sẽ có ngày trở về với cát bụi, mây trôi tận cuối trời xa kia thôi...
BÁ TUẾ

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.