Đừng tư duy giáo dục cao siêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự kiến từ năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP.HCM triển khai để học sinh từ lớp 3 sẽ được học về trí tuệ nhân tạo (AI).

Có lẽ không cần phải nói thêm về sự phát triển bùng nổ của AI, nên việc xây dựng những chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng xu thế, đón đầu tương lai là cần thiết. Tuy nhiên chiến lược như thế nào để phù hợp lại là một vấn đề!

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ khoảng cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, cả một thế hệ học sinh phải "dùi mài" môn học lập trình Pascal. Đây là một phần trong chiến lược đào tạo nhân sự đón đầu tương lai khi kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ của giai đoạn ấy.

Và rồi, kết quả thế nào thì ai cũng thấy. Pascal lụi tàn và việc biết lập trình Pascal đối với số đông (trừ những người liên quan chuyên môn) thực sự không cần thiết. Ngược lại, không ít những học sinh của giai đoạn ấy đến giờ không những không còn "sót chút Pascal nào trong đầu" mà còn rất "lơ mơ" về cả tin học văn phòng cơ bản - vốn lại rất cần thiết cho công việc hiện nay.

Cũng phục vụ chiến lược xây dựng nhân lực cho công nghệ thông tin và cả chuẩn hóa, chúng ta đã có không ít chương trình, đề án mà kết quả khiêm tốn hơn rất nhiều so với các mục tiêu ban đầu đề ra.

Tất cả xuất phát từ tư duy giáo dục, đào tạo quá cao siêu, xa rời thực tế!

Giờ đây, nếu vội vã triển khai giáo dục AI thì chúng ta lại rất dễ đi vào vết xe đổ ngày trước với Pascal, C++… Có cần thiết không khi dạy AI cho học sinh từ khối lớp 3? Hay có cần thiết không khi hướng đến chuyện học sinh phổ thông mà phải thành thạo cả "code máy tính". Tất nhiên, đối với những học sinh đam mê và xuất chúng thì cần ủng hộ, nhưng đừng cào bằng đòi hỏi tất cả đều đam mê, đều xuất chúng.

Khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, kỷ nguyên công nghệ thông tin, rồi internet, rồi dữ liệu lớn, rồi blockchain… và nay là AI liên tục bùng nổ tạo ra những tác động sâu sắc đến nhân loại. Sau AI thì còn gì nữa? Chắc chắn còn, có thể là điện toán lượng tử (Quantum computing) hay gì đó!

Với dòng chảy phát triển liên tục với tốc độ khó tưởng tượng nổi như hiện nay, nhiều ngành, lĩnh vực mới liên tục ra đời và đột phá. Giữa dòng chảy như vậy, cách căn cơ nhất vẫn là trang bị cho học sinh từ sớm về khả năng tư duy, tiếp cận và khai thác cái mới. Đó mới là cách phát triển bền vững. Đừng vội vã chạy đua với tư tưởng giáo dục cao siêu rồi thực hiện những chương trình xa rời thực tế!

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...