Đừng phẫn nộ suông!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Sau 2 tháng chống chọi với tử thần, cháu bé 3 tuổi bị cha dượng bạo hành ở Hà Nội vừa trút hơi thở cuối cùng. Nỗi đau này dành cho tất cả chúng ta, cho sự bất lực và cả vô cảm của một số người vì đã không ngăn được tội ác từng được nhiều lần cảnh báo.

Sở dĩ nói nỗi đau này dành cho mọi người là bởi ai cũng từng ít nhiều chứng kiến hoặc nghe nói đến vấn đề bạo hành trẻ em nhưng ít khi có được động thái thiết thực để bảo vệ trẻ. Thường thì chúng được xem là chuyện riêng của từng gia đình nên nhiều người chỉ dừng lại ở việc tỏ thái độ bất bình, bức xúc. Những trường hợp khác xảy ra tại gia đình thì tìm cách giải quyết theo cách cá nhân nên không triệt tiêu được tận gốc.

 

 Hình ảnh đinh trong hộp sọ của bé gái
Hình ảnh đinh trong hộp sọ của bé gái



Còn về xã hội thì sao? Trong một diễn đàn về vấn đề này được Báo Người Lao Động tổ chức mới đây, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) - nêu rõ: Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á đã ký Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào năm 1990; chúng ta có nhiều cơ quan bảo vệ trẻ em và có các cơ quan giám sát dân cử như HĐND, MTTQ; Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ em năm 2016 thay thế Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004; chúng ta cũng đã tổ chức nhiều đường dây nóng... Thế nhưng, tình trạng bạo lực với trẻ em vẫn còn phổ biến.

Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2020, gần 2.000 vụ bạo hành trẻ đã bị phát hiện. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng vì bình quân mỗi tháng, đường dây nóng Bảo vệ trẻ em 111 nhận đến hơn 30.000 cuộc gọi nhờ hỗ trợ tâm lý, can thiệp, thông tin vấn đề liên quan đến trẻ em.

Nhiều người đã phẫn nộ trước những cái chết tức tưởi của trẻ nhưng ít ai tự hỏi rằng mình đã làm gì để ngăn chặn? Mấy người trong chúng ta biết được đường dây nóng phản ánh tình trạng bạo lực với trẻ em? Khi chứng kiến trẻ bị bào hành, chúng ta từng can thiệp ra sao? Đây chính là cản ngại lớn nhất trong việc chung tay ngăn chặn những bàn tay độc ác tấn công các đứa trẻ vô tội. Cơ quan chức năng nhiều khi cũng chưa áp dụng những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn thực trạng này, mà thường là chạy theo sự vụ và giải quyết hậu quả.

Một số nước không cho phép dùng roi vọt với trẻ em. Bạo lực với con cái thì hàng xóm sẽ gọi cảnh sát và họ không ngại ngần tước quyền chăm sóc của cha mẹ khi hành xử không đúng mực. Khi xác định tội danh bạo lực với trẻ em thì tùy quốc gia, có mức án từ 8 năm tù đến chung thân. Bộ Luật Hình sự của chúng ta đã đủ mạnh và không thiếu các hình phạt thích đáng cho tội danh này. Song, điều bất cập là không ít người vẫn chưa xác định đầy đủ tính nghiêm trọng của hành vi bạo lực với trẻ em nên không phải vụ việc nào cũng áp dụng luật để xử lý.

Nếu không bảo vệ được trẻ em hôm nay, chúng ta có quyền gì hy vọng vào những hồi đáp từ tương lai?

Điều này đã được nhiều chuyên gia cảnh báo tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Phòng chống bạo hành, xâm hại phụ nữ và trẻ em" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 7-3 vừa qua. Nói như ông Lê Khánh Lương, quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Để bảo vệ trẻ em, cần sự chung tay vào cuộc của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Sự lên tiếng và ủng hộ của cộng đồng sẽ là động lực để nạn nhân tìm đến sự hỗ trợ và dũng cảm đứng lên để đấu tranh chống lại bạo lực.

Theo HỒ PHI (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.