Đừng ngủ quên trước dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 21 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa cách ly, không để xuất hiện thêm ca nhiễm COVID-19 mới, 0h ngày 4.3, lệnh cách ly ở xã Sơn Lôi sẽ được gỡ bỏ, cuộc sống người dân sẽ được trở lại bình thường. Thêm một điểm phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả tại Việt Nam.

 

Hỗ trợ người dân xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) sau khi kết thúc 21 ngày phong toả dập dịch COVID-19. Ảnh: sơn tùng
Hỗ trợ người dân xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) sau khi kết thúc 21 ngày phong toả dập dịch COVID-19. Ảnh: sơn tùng



Từ khi phát dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt, 16 bệnh nhân nhiễm virus đã khỏi hoàn toàn. Nhưng Việt Nam tuyệt đối không được chủ quan, nhất là khi dịch COVID-19 đang lan rộng ở nhiều quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Tinh thần lớn là không được lơ là, không để sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý người dân, xã hội nhưng thái độ không được chần chừ hoặc thỏa mãn mà phải quyết liệt, đặc biệt không được chủ quan”.

Và một trong những việc phải làm quyết liệt là tiếp tục cách ly tất cả các trường hợp về từ vùng dịch. Cách ly để phòng dịch không chỉ cho Việt Nam, mỗi một quốc gia làm tốt phòng dịch không để lây lan là góp phần giải quyết dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu. Cho nên, đối với những trường hợp đến từ vùng dịch thì bắt buộc phải cách ly, ai không chấp hành thì cưỡng chế. Không thể để bất cứ ai lọt ra cộng đồng, vì chỉ cần sơ sẩy, dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

Việc quan trọng khác là phải kiểm soát chặt chẽ công dân đến từ các nước, tạm ngừng chế độ miễn thị thực đối với công dân một số nước nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Đây là biện pháp tạm thời trong tình hình dịch bệnh, quốc gia nào cũng phải thực hiện, không phải chỉ vì bảo vệ an toàn cho đất nước mình, mà tham gia vào hoạt động phòng chống dịch cho toàn thế giới.

Khi mà dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng ở nhiều quốc gia, thì Việt Nam càng tăng cường các biện pháp phòng dịch, phải làm nghiêm ngặt hơn, dứt khoát không lơi lỏng.

Việt Nam đã cắt đứt được các nguồn lây nhiễm bên trong, thì phải lập phòng tuyến y tế cũng như kiểm soát nhập cảnh chặt chẽ để không có sự xâm nhập từ bên ngoài. Không thể sốt ruột chuyện làm ăn mà tạo cơ hội để “con virus” nguy hiểm này lọt vào.

Câu nói “đừng ngủ quên trên chiến thắng” áp dụng vào trường hợp chiến thắng ban đầu đối với dịch COVID-19 rất phù hợp. Ở đây không phải là chuyện thi đua thành tích, mà sự an nguy của trăm họ.

Xin nhắc lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Chúng ta chấp nhận tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm an toàn cho người dân”.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-ngu-quen-truoc-dich-covid-19-788379.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.