Đừng nghiệt ngã với người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động là ngành lao động - thương binh và xã hội cũng như tổ chức Công đoàn cần giám sát chặt chẽ để hạn chế thấp nhất tình trạng DN bớt xén hay chi trả không đầy đủ cho người lao động.

Qua 2 năm chống chọi vì đại dịch, một số doanh nghiệp (DN) gắng gượng trụ lại, sau đó có được đơn hàng để duy trì sản xuất dù đơn hàng không được dồi dào như trước. Nhiều DN, nhất là ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, lại không thể vượt qua khó khăn, đành giải thể hoặc thu hẹp sản xuất.

Đó là tình trạng lao động - việc làm khá phổ biến trong năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 60.200 DN (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước); 31.000 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 DN hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%). Tính chung, nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 DN đóng cửa.

Báo cáo về kết quả khảo sát tình hình DN do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (còn gọi là Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cũng cho biết trong tổng số 9.556 DN tham gia khảo sát, có 82,3% DN dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm. Ban IV cũng dự báo làn sóng sa thải người lao động (NLĐ) có thể sẽ tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do những khó khăn vĩ mô và nội tại của DN.

Đây cũng là thời điểm hầu hết các DN phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, bố trí nguồn lao động. Tuy nhiên, cũng có người sử dụng lao động lợi dụng tình trạng này để sắp xếp lại lao động một cách mạnh tay, nhất là thanh lý lao động bằng nhiều lý do để chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ tuổi đã cao, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển DN.

Theo luật định, người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động và thanh toán đầy đủ các chế độ cho NLĐ bị mất việc, nhất là các vấn đề về tiền lương, thưởng, trợ cấp mất việc, thôi việc; cùng những khoản tiền khác như tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán, tiền phép năm, tiền trợ cấp thất nghiệp... Ngoài các khoản này, tùy theo nội dung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động về các khoản tiền sau khi nghỉ việc mà NLĐ sẽ được hưởng thêm các quyền lợi đó.

Mới đây, ngày 25-8, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ ban hành Quyết định 7785 về việc tiếp tục hỗ trợ đoàn viên Công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng, mức chi dự kiến cho việc hỗ trợ này là khoảng 145 tỉ đồng. Việc hỗ trợ này thể hiện sự chăm lo cho đoàn viên - lao động của tổ chức Công đoàn, giúp họ vượt qua những ngày khó khăn nhất về đời sống - việc làm.

Trong trường hợp phải sắp xếp lại của DN là chính đáng và là tình thế "chẳng đặng đừng", cần có cái nhìn cảm thông, mong DN vượt qua khó khăn, sớm trở lại thị trường và NLĐ được ổn định việc làm, thu nhập. Thế nhưng, DN cũng đừng nên lợi dụng hoàn cảnh này để đẩy NLĐ ra khỏi nơi làm việc. Lúc này, tuổi đã cao, NLĐ chỉ có thể làm các công việc thời vụ, đắp đổi qua ngày. Các khoản quyền lợi chính đáng, hợp pháp, nếu được chi trả đầy đủ, cũng giúp NLĐ vượt qua những ngày đầu khó khăn khi mất việc làm, song cơ quan quản lý nhà nước về lao động là ngành lao động - thương binh và xã hội cũng như tổ chức Công đoàn cần giám sát chặt chẽ để hạn chế thấp nhất tình trạng DN bớt xén hay chi trả không đầy đủ cho NLĐ.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/thoi-su/dung-nghiet-nga-voi-nguoi-lao-dong-20230828221422184.htm

Có thể bạn quan tâm

Không để kéo dài tình trạng “có tiền mà không biết tiêu”

Không để kéo dài tình trạng “có tiền mà không biết tiêu”

(GLO)- Chỉ còn gần 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023. Với nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất việc giải ngân đầu tư công, nhiều địa phương, bộ, ngành đang “chạy nước rút”, đặc biệt là với 41 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung cả nước là 65%.

Đừng hỏi vì sao sức mua yếu?

Đừng hỏi vì sao sức mua yếu?

Một loạt dịch vụ, sản phẩm đã và sẽ tăng giá trong thời gian tới khiến người dân và doanh nghiệp đều cảm thấy mệt mỏi. Giá vé máy bay đắt đỏ là vấn đề của ngành du lịch cả năm nay. Nhiều gia đình chính thức "cắt" đi chơi dịp Tết dương lịch này khi giá vé quá đắt đỏ.
Trợ lực cho xuất khẩu

Trợ lực cho xuất khẩu

Theo Bộ KH-ĐT, trong 11 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính: xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước chỉ 10,3 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 322,5 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu 296,67 tỷ USD.
An cư để lạc nghiệp

An cư để lạc nghiệp

'Công ty có 600 công nhân, phần lớn là lao động nhập cư, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được tiếp cận với nhà ở xã hội' là thực tế đáng buồn được bà Đinh Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH cao su Phong Thái (Bình Dương), chia sẻ tại diễn đàn của Đại hội XIII Công đoàn VN.
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Điều tử tế còn đây

Điều tử tế còn đây

Câu chuyện tử tế được tài khoản N.N.H. kể lại trong hành trình của anh ở Côn Đảo vừa qua. Bài viết của tài khoản N.N.H., thu hút hơn 18.000 lượt thích và gần 1.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, chỉ với vài dòng “Đó là mấy tờ tiền 500 ngàn do ai đó đặt hòn đá lên (để không bị bay mất).
Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.