Đừng mãi chỉ là ngành thâm dụng lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ lâu, dệt may - giày da được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế với doanh thu xuất khẩu rất lớn, cũng như thâm dụng lao động.

Báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống dệt may - giày da tại TP.HCM, của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, gợi mở nhiều vấn đề về chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Từ lâu, dệt may - giày da được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế với doanh thu xuất khẩu rất lớn, cũng như thâm dụng lao động. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tốc độ tăng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm qua các năm, hiện chỉ hơn 1.000 người/năm có nhu cầu tìm việc.

 

Thu nhập bình quân của công nhân dệt may cần được cải thiện hơn nữa. Ảnh: KHẢ HÒA
Thu nhập bình quân của công nhân dệt may cần được cải thiện hơn nữa. Ảnh: KHẢ HÒA


Thực tế, không phải công nhân may nào đều có thể “sống khỏe” với lương của mình. Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động TP.HCM, thu nhập trung bình của nữ công nhân ngành may là 7 triệu đồng/tháng, nhưng nếu đi sâu vào thu nhập ròng (= lương - chi phí cuộc sống - chi phí cho rủi ro) thì con số này là rất thấp ở một đô thị lớn như TP.HCM.

Hiện nay, tiền lương của công nhân ngành may bị chi phối lớn bởi giá của các đơn hàng xuất khẩu, vốn bị ràng buộc với nhiều tiêu chuẩn toàn cầu, thương lượng giữa thương hiệu và đơn vị sản xuất - cung ứng. Sẽ còn nhiều điều để nói về tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu giá vốn... Nhưng câu hỏi đặt ra vẫn là đời sống của công nhân sẽ bị tác động thế nào.

Chính sách tiền lương công bằng, đủ sống... sẽ cần được thảo luận nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý trong tương lai, thị trường lao động sẽ đi theo hướng bền vững, có sự chuyển dịch sang các nhóm ngành nghề chuyên môn, đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, trình độ cao. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ nằm ở sự tiến bộ công nghệ và lao động chất lượng cao. Vì vậy, tăng lương hay có thêm nhiều chính sách phúc lợi dẫu có thể khiến doanh nghiệp bị áp lực ban đầu, nhưng lại là cơ hội để cải tiến hiệu quả quy trình sản xuất, công nghệ, nâng cao trình độ của người lao động, tăng năng suất.

Không thể mãi xem ngành dệt may là ngành sử dụng đông lao động giá rẻ. Tương lai nó cần được xứng tầm là ngành có chất lượng lao động cao, và người lao động có thể có đời sống tốt từ công việc đó.

Theo LÊ TRỌNG (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.