Đừng hỏi vì sao du khách chi tiêu ít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nếu tìm kiếm chủ đề "Vì sao khách quốc tế đến VN chi tiêu ít?" hay "Làm thế nào để móc hầu bao du khách?"... thì từ nguyên nhân cho đến đáp án đã có từ cách đây hơn chục năm và vẫn còn nguyên giá trị đến bây giờ.

Ví dụ vấn đề dịch vụ vui chơi giải trí mua sắm nghèo nàn được nói rất nhiều nhưng đến giờ cải thiện không bao nhiêu. Khách đi tham quan xong buổi tối chỉ biết về ngủ trong khi chi tiêu cho các dịch vụ này mới là chính, mới chiếm tỷ lệ lớn trong hầu bao của khách du lịch. Nhưng không phải chúng ta không biết điều này mà đã nhìn thấy vấn đề rất sớm.

Đơn cử một khảo sát do Tổng cục Du lịch công bố năm 2018 cho thấy khách quốc tế đến VN chi tiêu cho hoạt động thuê phòng lưu trú và ăn uống chiếm 56 - 60%, chi tiêu vào mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chiếm 20%, số còn lại cho chi phí khác. Còn nếu chỉ tính chi phí tham quan kèm vui chơi giải trí thì chỉ bằng 7 - 10% trong tổng chi phí. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Malaysia, Thái Lan chiếm 40 - 50%, thậm chí đến 60 - 70% tổng chi phí. Nghĩa là hầu như toàn bộ chi phí bỏ ra cho một chuyến du lịch tại VN tập trung vào hoạt động đi lại, ăn uống, thuê phòng, còn rất ít du khách chi tiền cho các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm. Vậy từ đó đến nay, việc này cải thiện được bao nhiêu? Những đánh giá của chính ngành du lịch năm 2023 cho thấy chi tiêu của du khách tới VN vẫn tập trung vào ăn uống, đi lại và lưu trú.

Hay kinh tế đêm, những hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống từ sau 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau được đánh giá là mảnh đất màu mỡ để du khách tự nguyện móc hầu bao thì nói mãi vẫn chưa thể thắp sáng. Mới nhất trong phiên chất ngày 5.6 vừa rồi, Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Liên Hương đã đặt vấn đề với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Du lịch đêm là hướng đi cần phát triển nhưng sản phẩm còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc để thu hút giữ chân du khách, trong khi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội. Bộ trưởng Hùng nhìn nhận đây là sản phẩm kinh tế tổng hợp, nên để giải quyết bài toán căn cơ này, Bộ đã đề xuất địa phương nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề. Trong đó, cần có quy hoạch có khu kinh tế đêm ở đâu, vì không thể phát triển xen kẽ, và làm thế nào có buổi đêm yên tĩnh cho người dân khi bên này hoạt động, bên kia ngủ? Nên nhớ, Đề án kinh tế đêm đã được Chính phủ phê duyệt từ 4 năm trước nhưng đến nay vẫn chỉ là thí điểm ở một số địa phương chứ chưa chính thức triển khai trên diện rộng, vẫn loay hoay và vẫn nửa đêm là tắt đèn về ngủ.

Tương tự với du lịch mua sắm, chúng ta tự hào có nhiều sản vật địa phương, có nhiều làng nghề truyền thống, một số doanh nghiệp có lợi thế để đưa các thương hiệu hàng hiệu về VN... Nhưng nếu như người Việt hồ hởi, hăm hở sang nước ngoài "càn quét" từ phố mua sắm tới sân bay thì chúng ta lại chưa có một khu mua sắm quy mô lớn đúng nghĩa cho khách quốc tế đến VN.

Với hiện trạng vui chơi, giải trí, mua sắm như thế thì đừng hỏi vì sao du khách quốc tế đến VN chi tiêu ít mà hãy hỏi ngược lại, chúng ta có gì để họ tiêu tiền? Và muốn móc hầu bao du khách, không có gì khác ngoài đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm mà bất cứ ai đi du lịch cũng dành một phần lớn ngân sách cho khoản này.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Là 'mua' hay 'thưởng'?

Là 'mua' hay 'thưởng'?

Đề xuất mức chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với kinh phí tối đa 50 triệu đồng/tin được dư luận đánh giá là ý tưởng hay, có thể có tác dụng động viên, khuyến khích tố giác tham nhũng một cách bài bản, minh bạch.
Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.