Đừng hoảng hốt "đốt" thêm những đồng tiền từ mồ hôi nước mắt của mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đừng bi quan, đừng tiêu cực và đừng “đốt” những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bằng sự hoảng loạn. Hãy tin không có gì là "toang", là "bung" cả.
 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: chúng ta có lòng tin kiểm soát được dịch bệnh và cố gắng ở mức cao nhất để từ nay đến sát Tết tình hình kiểm soát tốt để nhân dân có một cái Tết yên bình. Ảnh: Thuỳ Linh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: chúng ta có lòng tin kiểm soát được dịch bệnh và cố gắng ở mức cao nhất để từ nay đến sát Tết tình hình kiểm soát tốt để nhân dân có một cái Tết yên bình. Ảnh: Thuỳ Linh


Ngày hôm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có một phiên lịch sử.

Cổ phiếu la liệt nằm sàn. Trắng bên mua. Áp lực bán, ngay từ đầu phiên, thật sự đã tạo ra một sự hoảng loạn cực điểm khiến nhà đầu tư càng thấy lỗ càng muốn bán bằng mọi giá.

Nhưng, càng bán tống bán tháo thì càng khó bán, càng bán càng không có người mua. Và càng bán càng mất.

Đóng cửa phiên giao dịch 28.1, chỉ số VN-Index, với mức giảm tới 6,67%, không chỉ xác lập kỷ lục giảm tại Việt Nam mà còn trở thành chỉ số chứng khoán "tệ" nhất Châu Á.

Bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu thành quả khi mức giảm của VN-Index còn thấp hơn 7,24% so với đầu năm.

Trong chỉ một phiên, vốn hóa toàn thị trường bị "thổi bay" 366.114 tỉ đồng (tức khoảng 15,8 tỉ USD).

Người mất nhiều nhất trong phiên giảm điểm lịch sử này chính là những nhà đầu tư mới (F0). Bao nhiêu lờ lãi coi như mất sạch, thậm chí, từ đỉnh xuống hố.

TTCK luôn là một thứ “hàn thử biểu xã hội”. Và nguyên nhân, không gì khác, chính là sự trở lại trong cộng đồng của COVID-19.

Không ai tiếc hơn chính những người mất tiền, không ai có thể quyết định thay họ được, nhưng bình tĩnh nhìn phiên giảm điểm lịch sử vừa qua, cho thấy có điều gì đó sai sai.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% mà Chính phủ đưa ra cho năm 2021, đến giờ, vẫn có sự đồng thuận tuyệt đối từ chính các tổ chức tài chính uy tín lớn nhất thế giới là IMF và WB, là chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Vốn FDI vẫn đang đổ vào Việt Nam khẳng định một “điểm đến” an toàn.

Những đánh giá, dự báo tích cực ấy không thể một sớm một chiều bị huỷ hoại bởi dịch bệnh được.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa tuyên bố rồi: Việt Nam sẽ quyết tâm dập dịch trong 10 ngày để bà con yên tâm ăn tết.

Chúng ta đã trải qua những lần dịch bệnh bùng phát. Đã có kinh nghiệm dập dịch. Thực tế cũng cho thấy những biện pháp phòng chống COVID-19 của Việt Nam luôn đúng và hiệu quả. Chúng ta đã chiến thắng thì không có lý do gì lại không thắng thêm một lần nữa.

Không có cái gì là “bung”, là “toang” hết. Mặt trời vẫn sẽ mọc. Dịch sẽ được dập. Cuộc sống sẽ bình thường sẽ sớm trở lại. Kinh tế sẽ vẫn phát triển. Chứng khoán sẽ tăng điểm.

Và giờ là lúc cần bình tĩnh, tin tưởng, để ít nhất, đừng quăng đốt thêm nữa những đồng tiền thật ra là mồ hôi nước mắt của chính mình.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-hoang-hot-dot-them-nhung-dong-tien-tu-mo-hoi-nuoc-mat-cua-minh-875287.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.