Đừng để hy sinh vô ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chống dịch cần được chuyển từ chiến thuật truy vết F0 sang chuẩn bị các phương án tổ chức xã hội, dịch vụ y tế lâu dài, để làm sao cho số ca tử vong là thấp nhất.


Việc lúng túng trong xử lý cấp giấy đi đường ở Hà Nội mấy ngày nay cũng như việc kiểm soát đi lại liên tỉnh có phần cực đoan của nhiều địa phương vừa qua cho thấy, nhiều người vẫn nghĩ rằng di chuyển là nguyên nhân của lây lan dịch bệnh, nên phải bằng mọi cách hạn chế nó.

Thực ra, bản thân việc đi lại không làm phát sinh dịch bệnh. Bằng chứng là TP.HCM giãn cách 2 tháng nay, cấp giấy đi lại, triệt để phong tỏa nhiều khu vực, số ca mắc vẫn ở mức 4.000 - 5.000 ca/ngày (tín hiệu vui nhất là số ca tử vong đã giảm); Hà Nội đã giãn cách hơn 1 tháng, số ca nhiễm vẫn chừng 50 - 70 ca/ngày. Cho nên vấn đề ở chỗ, chúng ta có kiểm soát được việc lây nhiễm “bên trong” hay không, chứ không phải chỉ tập trung quản chặt “bên ngoài” (hạn chế đi lại).

Người, xe cứ di chuyển trên đường thì không làm phát sinh lây nhiễm mà việc lây nhiễm chỉ diễn ra khi tiếp xúc không an toàn, sản xuất không an toàn, dịch vụ không an toàn.

Vậy nên, thay vì cấm toàn bộ việc sản xuất, đi lại và cấp “giấy đi đường” mà hoàn toàn không biết đối tượng được cấp giấy có “an toàn” hay không như vừa qua, chính quyền các địa phương nên cung cấp các giải pháp, kể cả chế tài để đảm bảo giao thông an toàn, sản xuất an toàn và dịch vụ an toàn. Tức là, thay vì quản lý chặt “vùng xanh” thì nên chỉ kiểm soát “vùng đỏ”. Việc kiểm soát “vùng đỏ” cũng không nên theo địa giới hành chính mà nên theo nhóm đối tượng nguy cơ. Việc quản lý đối tượng nguy cơ cao, quản lý địa bàn cũng phải được áp dụng công nghệ ở mức cao, chứ không phải thủ công như cách Hà Nội cấp giấy đi đường đang làm.

Thực tế Việt Nam cũng như diễn biến dịch trên thế giới cho thấy, không thể khống chế được tuyệt đối dịch Covid-19, đưa F0 về 0 là không tưởng. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng xác định “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh”. Vậy thì chống dịch cần được chuyển từ chiến thuật truy vết F0 sang chuẩn bị các phương án tổ chức xã hội, dịch vụ y tế lâu dài, để làm sao cho số ca tử vong là thấp nhất.

Cốt lõi của chống dịch trong tình hình mới vẫn phải là 5K, 5T chứ không phải cách ly diện rộng. Những người tiêm đủ liều vắc xin, F0 đã lành bệnh phải được coi là những đối tượng đi lại an toàn. Đẩy mạnh tiêm vắc xin cho nhóm nguy cơ (tử vong) cao là người già, người có bệnh nền, ưu tiên cho nhóm sản xuất, shipper, kinh doanh dịch vụ… để việc sản xuất, vận chuyển, logistics vận hành bình thường, không đứt gãy.

Các bộ, ngành chức năng nên có hướng dẫn chi tiết, điều kiện nào là sản xuất an toàn, điều kiện nào là kinh doanh an toàn, những ai đủ điều kiện tham gia sản xuất, sử dụng dịch vụ… Chính quyền hậu kiểm thật nghiêm thay cho việc cả xã hội xếp hàng ở công an phường xin giấy đi đường.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 22 triệu mũi vắc xin phòng Covid-19 đã được tiêm trên cả nước, gồm 19 triệu người tiêm mũi 1 và hơn 3 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Riêng TP.HCM đã có 89,3% từ 18 tuổi tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin; Hà Nội con số này cũng khoảng 54,6%. Độ phủ vắc xin ngày càng rộng hơn sẽ là cơ hội để chúng ta mở việc đi lại, sản xuất kinh doanh theo một trạng thái bình thường mới.

Số liệu của Bộ KH-ĐT cho thấy, 8 tháng năm nay, có 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thêm mỗi ngày giãn cách (không hiệu quả) là một ngày xã hội hy sinh vô ích vậy đó.

Theo AN NGUYÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Những ngày đầu năm 2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực như bệnh nhân có BHYT mắc một số bệnh nặng hiểm nghèo thì được vượt tuyến, tức không cần giấy chuyển viện; người bệnh có thẻ BHYT mua thuốc bên ngoài khi bệnh viện không có thuốc thì được quỹ BHYT thanh toán lại...

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.