Đừng bắt xăng dầu làm "tù binh" nữa!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

4 loại thuế phí và “ti tỉ thứ linh tinh” đang chiếm gần một nửa giá mỗi lít xăng, nếu phí bảo trì đường bộ tiếp tục được “bổ” vào xăng dầu, thì ngay cả ngồi máy bay hay đi tàu thuỷ dân vẫn phải trả phí đường bộ.

 

Mỗi lít xăng đang
Mỗi lít xăng đang "cõng" 4 sắc thuế, trong đó có 4.000 đồng thuế bảo vệ môi trường và “tỉ tỉ” thứ khác. Trong khi đó, xăng dầu đang được đề xuất gánh tiếp phí bảo trì đường bộ. Ảnh: Nguyễn Hải


Câu chuyện phí bảo trì đường bộ tưởng như chìm vào quên lãng nay lại đang muốn “sống lại” khi rục rịch những đề xuất thu loại phí này qua xăng dầu.

Chuyện là từ năm 2010, quy định này từng xuất hiện trong Dự thảo nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ với mức thu 1.000 đồng/lít xăng. Dư luận hồi đó phản ứng dữ dội với những lập luận không thể phản bác được. Bởi đơn giản, xăng dầu là đầu vào của 112 ngành sản xuất. Bởi xăng dầu khi đó đã cõng quá nặng các loại thuế phí. Bởi không lẽ một cái máy bơm của nông dân, một cái máy phát điện của nhân dân cũng lại phải trả phí đường bộ, dù chả liên quan, dù không đi một mét đường nào!

Cũng phải kể thêm một chi tiết bối cảnh: Phí bảo trì đường bộ đối với xe máy từng được “đè ra thu”, nhưng rồi phải bỏ.


Khởi đầu từ phát biểu nghị trường của ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm. Rằng đây là loại phí vô lý, thiếu công khai, khó minh bạch... trong khi số thu không nhiều, thi hành thu thì quá phức tạp.

Bà Tâm nói, đến giờ vẫn thấy đúng: Việc thu phí, lệ phí không chỉ công khai minh bạch mà còn phải đảm bảo tính công bằng khi thu và sử dụng. Nghĩa là, luật phải tính tới quyền lợi, lợi ích của người dân một cách hợp lý, chứ không phải khi cung cấp dịch vụ là nghĩ ngay tới chuyện thu phí, lệ phí. Và “Tuyệt đối không được tính tới lợi nhuận khi Nhà nước tính thu phí dịch vụ công”.

Trong cuộc tranh luận gay gắt với Bộ trưởng Bộ GTVT khi đó, nữ ĐBQH phát biểu chấn động: Nếu có quy định mới và có mức thu bằng 0 thì nhất định HĐND thành phố sẽ quyết định mức thu bằng 0.

Chi tiêu cho xăng dầu chiếm khoảng 2,45% trong chi tiêu hộ gia đình, là đầu vào của 112 ngành sản xuất. Và quyền số khoảng 2% trong rổ hàng hoá tính CPI.

Mỗi lít xăng đang "cõng" 4 sắc thuế: 20% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% VAT, 4.000 đồng- mức kịch khung- thuế bảo vệ môi trường. Chưa kể “tỉ tỉ” thứ khác từ chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ bình ổn giá và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng cộng các loại thuế phí đang chiếm tới ngót nửa giá xăng.

Nặng lắm rồi. Xăng tăng thêm 1.000 đồng mỗi lít thì đối với người dân nó không chỉ là chuyện của 1.000 đồng. Và không chỉ là chuyện túi tiền của dân mà cả tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Đừng cứ mãi mang xăng ra làm tù binh cho việc tận thu, cưỡng từ đoạt lý kiểu ngồi máy bay cũng phải chịu phí bảo trì đường bộ!

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-bat-xang-dau-lam-tu-binh-nua-840775.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.