Đưa chỉ số hạnh phúc vào báo cáo Đại hội Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Chúng tôi có theo dõi và thấy rằng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần đầu tiên đưa chỉ số hạnh phúc của nhân dân vào trong báo cáo. Đây là điều đặc sắc của Yên Bái” - Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh trong phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX ngày 23.9.

Chỉ số hạnh phúc, một khái niệm từng được đưa ra từ quốc gia nhỏ bé nhưng rất nổi tiếng là Bhutan. Quốc gia này đề ra chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness - GNH), giới thiệu vào năm 1970, thay thế cho GDP (Tổng sản phẩm nội địa). Người Bhutan không phát triển kinh tế bằng mọi giá, họ coi trọng phát triển kinh tế bền vững, quan tâm đến môi trường, phát triển văn hóa và chính phủ tốt.

Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation (Anh) công bố Chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI), đây cũng là một bước tiến của con người đi tới mục tiêu và giá trị của hạnh phúc.

Trả lời phóng viên Lao Động về “chỉ số hạnh phúc”, tân Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy phân tích: “Chỉ số hạnh phúc được đo lường, dựa trên 3 chỉ số chính đó là sự hài lòng về cuộc sống, sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình cũng như số năm sống khoẻ. Từ 3 chỉ số chính này sẽ được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí để nâng cao các chỉ số thành phần quyết định chỉ số hạnh phúc của người dân”.

Ông Đỗ Đức Duy khẳng định rằng, đối tượng thụ hưởng hạnh phúc chính là người dân.

Và những điều làm nên hạnh phúc không phải là những to tát, mà rất cụ thể như dịch vụ công được cung cấp nhanh chóng. Người dân cảm thấy hài lòng với mức thu nhập, hài lòng với các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, hài lòng trong quan hệ với chính quyền.

Một chính quyền làm cho người dân hài lòng chắc chắn là một chính quyền tốt.

Môi trường sống trước tiên là môi trường thiên nhiên, đó là bầu không khí trong lành, là cây xanh bóng mát, là nguồn nước không ô nhiễm, là những cánh rừng không bị tàn phá. Môi trường sống còn là môi trường xã hội, hạn chế trộm cướp, các loại tai nạn, con người sống an toàn, an ninh, an lành. Và đương nhiên, khi sống được trong điều kiện như vậy, sức khỏe của con người sẽ tốt hơn, tuổi thọ trung bình cao hơn. Lo được cho nhân dân như vậy quả là điều rất lớn lao.

Chỉ mấy dòng trong báo cáo thôi, nhưng để thực hiện được là điều không đơn giản. Hy vọng tân Bí thư Tỉnh ủy cùng tập thể lãnh đạo tỉnh Yên Bái nói được, làm được để người dân địa phương thụ hưởng được các giá trị hạnh phúc và hài lòng như ông khẳng định.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dua-chi-so-hanh-phuc-vao-bao-cao-dai-hoi-dang-839406.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...