Dư luận đang chờ ngành Giáo dục hồi đáp nhiều câu hỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dư luận đang chờ hồi đáp về sự chênh lệch số điểm 0 mà Bộ công bố khác xa so với con số thực tế; nhiều sai sót trong điểm thi; Hà Giang bao giờ công bố kết quả điều tra “gian lận thi cử”…
1. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình vừa thông tin về kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý liên quan tới vụ gian lận thi cử năm 2018 tại tỉnh này.
Theo đó, 5 đảng viên thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lần đầu tiên "lộ diện". Hầu hết trong số này đều là tư lệnh các ngành quan trọng ở địa phương như Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Công ty Bảo Việt Hòa Bình…
Mặc dù tất cả trong số họ đều khẳng định không tác động, can thiệp nâng điểm thi cho con đẻ của mình nhưng cơ quan chức năng xác định, con đẻ của 5 cán bộ nêu trên được sửa chữa, nâng điểm thi là vi phạm Quy chế thi, tuyển sinh và vi phạm luật hiện hành khi dùng điểm đó để vào học các trường. Các cán bộ có con được nâng điểm đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên do Trung ương ban hành, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu Đảng ủy các cấp xem xét, kỷ luật 5 cán bộ, đảng viên này.
Nhiều lùm xùm ai cũng quan tâm về Giáo dục mà dư luận vẫn chờ hồi đáp (ảnh minh hoạ - nguồn: Lao Động)
Nhiều lùm xùm ai cũng quan tâm về Giáo dục mà dư luận vẫn chờ hồi đáp (ảnh minh hoạ - nguồn: Lao Động)
Cũng liên quan đến vụ gian lận thi cử rúng động dư luận, trong thời gian qua, tỉnh Sơn La cũng đã xử lý, thậm chí bắt giam nhiều cán bộ liên quan đến vụ án. Nhiều quan chức có con được nâng điểm cũng đã được “gọi tên, điểm mặt”, đáng chú ý là con của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, phó Chánh Thanh tra tỉnh, phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT, hai vị Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy…
Tỉnh Sơn La cũng đang trong quá trình điều tra, tiếp tục xử lý những người vi phạm có liên quan đến vụ việc.
Trong vụ “gian lận thi cử”, 3 địa phương được nhắc đến là Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang. Hai tỉnh Hoà Bình, Sơn La đã đưa những người có liên quan ra ánh sáng, những quan chức, kể cả người đứng đầu các lĩnh vực có con em được nâng điểm cũng đã được “điểm tên, chỉ mặt”.
Tuy nhiên, trong suốt hơn một năm qua, Hà Giang vẫn “im hơi lặng tiếng”, không có bất cứ một động thái nào để làm yên lòng dư luận.
Sự việc hiện giờ đã làm đến đâu? Những ai có liên quan trong vụ việc? Những câu hỏi rất cần sớm có lời hồi đáp.
2. Trong thời gian vừa qua, sau những sự việc gian lận gây chấn động dư luận ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT cũng đã có nhiều giải pháp với mong muốn hướng tới một kỳ thi an toàn, chất lượng. Bộ cũng mong muốn hướng tới một nền giáo dục thực chất, nói không với bệnh thành tích. Đây là những nỗ lực dù chưa thực hiện được nhiều, nhưng rất đáng ghi nhận về giải pháp ban đầu.
Trong kỳ thi THPT, khi công bố phổ điểm thi, dư luận cũng có chút an tâm về phổ điểm của các môn thi, của từng địa phương, phần nào đã phản ánh đúng thực tế chất lượng dạy và học của các địa phương. Đặc biệt những nơi năm 2018 xảy ra “gian lận thi cử” thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đứng cuối bảng xếp hạng.
Trong phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp PTTH mà Bộ công bố, chỉ có duy nhất môn Văn là có 9 điểm 0, còn ở các môn thi khác không có điểm 0. Tuy nhiên, sau thời gian chờ điểm chuẩn, thì qua phúc tra ở nhiều địa phương, xuất hiện hàng loạt điểm 0, riêng tỉnh Tây Ninh xuất hiện 58 điểm 0. Sau khi chấm phúc khảo thì tất cả đều được lên điểm, cá biệt có em với 3 bài thi được 0 lên đến hơn 20 điểm.
Với sự chênh lệch giữa kết quả thống kê của Bộ và các địa phương, dư luận cũng không thể không đặt ra câu hỏi: Kết quả nào là đúng, số điểm 0 do Bộ thống kê liệu có là dấu hiệu của bệnh “thành tích” hay chỉ là do “lỗi hệ thống”? Nếu như vậy phổ điểm các môn khác đã hoàn toàn chính xác hay chưa?
Đây cũng là một câu hỏi dư luận mong có lời giải đáp thoả đáng từ Bộ Giáo dục - Đạo tạo.
3. Trong số các bài thi phúc tra của các tỉnh thành, có đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn bài thi được lên điểm, nhiều bài được nâng từ 4-7 điểm, từ 2,75 lên 7 hoặc từ 3-8 điểm.
Theo lý giải của Bộ GD-ĐT và các địa phương, có sự sai số này là do lỗi hệ thống, do bài thi tô mờ, tô sai mã đề…. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh sau khi động viên các em trượt tốt nghiệp (vì bị 0 điểm và sau khi phúc tra các em được lên khá nhiều điểm) thì cũng nhận định có sự cố này là do “lỗi hệ thống”.
Thậm chí, ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La còn nhận định, kết quả đỗ tốt nghiệp Sơn La thấp nhất cả nước một phần là do “lỗi hệ thống”. Theo ông Thuỷ, nếu nhìn vào chiều sâu có thể không phải như vậy, bởi thực tế có địa phương, sau khi phúc khảo có tới hàng chục bài thi điểm được nâng tới 8 - 9 điểm so với điểm ban đầu.
Đây thực tế là một vấn đề không hề nhỏ nếu ta suy xét về tương lai, về số phận của mỗi con người. Vì trong thi cử, nếu hơn kém nhau chỉ 0,1 điểm có thể là đã một người đỗ, một người trượt, tương lai của hai con người sẽ rẽ theo hai hướng khác nhau.
Trong khi đó, đây mới chỉ là điểm số của những thí sinh đủ tự tin để đi phúc tra. Còn những thí sinh khác, nếu họ không đủ can đảm, tự tin để phúc tra hay họ không nhớ được chính xác bài trắc nghiệm mình đã làm như thế nào, thì đây quả là một sự thiệt thòi rất lớn, nếu đúng thật có “lỗi hệ thống”.
Trong kỳ thi trước, con người đã gây ra vụ “gian lận thi cử” rúng động, năm nay Bộ muốn khắc phục điều đó bằng sự tham gia nhiều hơn của máy móc. Nhưng với những gì như chúng ta đang chứng kiến hiện nay về những sai số trong điểm thi, liệu máy móc có chính xác hoàn toàn? Sẽ còn bao nhiêu em nữa phải chấp nhận vào sự may rủi của máy móc?
Đó cũng là câu trả lời mà dư luận mong Bộ GD-ĐT sớm có lời hồi đáp.
Lưu Anh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.