Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện: Nhiều lợi ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 10 năm triển khai Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tài trợ, nhiều trẻ em được tiếp cận các dịch vụ có chất lượng về y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giáo dục mầm non. 
Ngày 25-6-2013, Dự án “Bạn hữu trẻ em” (giai đoạn đầu của Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện) giai đoạn 2012-2016 đã chính thức khởi động tại Gia Lai. Các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được chọn triển khai dự án gồm: Kông Chro, Krông Pa, Kbang và Mang Yang. Đối với hợp phần Bảo vệ trẻ em, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đã được thiết lập và đi vào hoạt động tại 15 xã thuộc huyện Mang Yang, Kbang và Krông Pa (chỉ tiêu cam kết với UNICEF là 14 xã). Đồng thời, Phòng Lấy lời khai thân thiện trẻ em, Văn phòng Tư vấn trẻ em huyện Mang Yang, Phòng Công tác xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh cũng được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ cho trẻ em dễ bị tổn thương và can thiệp kịp thời các trường hợp cần được giúp đỡ. Đặc biệt, qua đánh giá hoạt động của mô hình, Văn phòng Tư vấn trẻ em huyện Mang Yang đã nhân rộng thêm 33 xã (do ngân sách tỉnh đảm nhận). 
Ông Phạm Công Thành-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện-cho biết: Qua gần 4 năm thực hiện, dự án đã góp phần thanh toán một cách bền vững bệnh uốn ván sơ sinh tại 5 huyện: Kbang, Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh và Chư Prông với chiến dịch tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Cùng với đó, Chương trình IMAM (chẩn đoán và điều trị suy dinh dưỡng nặng và cấp tính ở trẻ em) cũng góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trên địa bàn triển khai dự án. “Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng UNICEF tổ chức thu thập thông tin, phân tích tình hình trẻ em của tỉnh. Qua đó, cung cấp thông tin, khuyến nghị các vấn đề cho việc xác định mục tiêu, hoạch định chính sách, lồng ghép các nguồn lực, ngân sách vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thân thiện hơn với trẻ em của các cấp, các ngành”-ông Thành cho biết thêm.
Một buổi tập huấn chương trình cha mẹ hoàn hảo của Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hà Duy
Một buổi tập huấn chương trình cha mẹ hoàn hảo của Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hà Duy
Cùng với đó, lần đầu tiên, dự án áp dụng và duy trì mô hình Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ tại 5 xã của huyện Kbang và 1 xã của huyện Kông Chro để cho người dân thấy được mối liên hệ giữa phóng uế bừa bãi và con đường lây bệnh từ phân đến người. Đây là vấn đề mấu chốt để người dân thay đổi nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi trong xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Nếu giai đoạn 2012-2016, Dự án “Bạn hữu trẻ em” là bước đệm để thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ các sở, ban, ngành liên quan trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì giai đoạn 2017-2021, Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện đã đi sâu hơn vào các hoạt động liên quan tới trẻ em. Giai đoạn này, Gia Lai có 9 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Kbang và Krông Pa tham gia dự án. 
Với sự hỗ trợ kinh phí từ UNICEF Việt Nam (trên 51,6 tỷ đồng) và sự bố trí vốn đối ứng kịp thời của tỉnh (7,76 tỷ đồng), dự án đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua 5 năm triển khai, toàn tỉnh có 705 lượt cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; hỗ trợ, can thiệp 300 trường hợp trẻ bị tổn thương, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; 26.600 lượt bố mẹ được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành phát triển trẻ thơ toàn diện; trên 80% hộ trong xã có con 0-8 tuổi tham gia sinh hoạt; có 219 nhóm với 1.752 buổi tập huấn được tổ chức cho trên 3.000 lượt cha mẹ về chương trình làm cha mẹ “Không ai hoàn hảo”. Cùng với đó, 974 lượt giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực triển khai các hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai tốt chương trình “Lớn lên cùng âm nhạc” giúp các cháu biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình ngay từ khi còn nhỏ.
Cán bộ tổ chức UNICEF về thăm và làm việc tại Gia Lai năm 2015
Cán bộ tổ chức UNICEF thăm và làm việc tại Gia Lai năm 2015. Ảnh: Hà Duy
Nhằm nâng cao sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em, dự án đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế cho 616 lượt cán bộ y tế; 2.074 bà mẹ mang thai được uống viên đa vi chất; 67.810 trẻ 6-23 tháng tuổi được bổ sung gói bột đa vi chất; 112 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng được quản lý điều trị theo mô hình IMAM. Đặc biệt, 34 chỉ tiêu liên quan tới trẻ em đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có dự án triển khai. Anh Hyư-thành viên Câu lạc bộ Phát triển trẻ thơ toàn diện xã Ayun (huyện Mang Yang) cho hay: “Dự án đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Thông qua các buổi sinh hoạt, tập huấn, những người làm cha mẹ có thể tiếp thu kiến thức liên quan tới chăm sóc con cái, biết lựa chọn thực phẩm có dinh dưỡng, được hướng dẫn cách chăm sóc gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với UNICEF Việt Nam để bàn về nội dung chương trình hợp tác Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện giai đoạn 2022-2026, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành chia sẻ: “Gia Lai là tỉnh nghèo nhưng chúng tôi rất quan tâm tới trẻ em. Thời gian tới, Gia Lai cam kết sẽ bố trí lượng vốn nhất định để đối ứng, đảm bảo các hợp phần trong dự án được triển khai thuận lợi, để các cháu được hưởng lợi một cách tốt nhất với mục tiêu “Không có trẻ em bị bỏ lại phía sau”.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.